Gừng dại hay còn gọi là gừng tía, có tác dụng trong chữa thấp khớp và lỵ. Vậy có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu gừng dại hiện nay? Cách dùng dược liệu này như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!
1. Thông tin dược liệu
Tên thường gọi: Gừng dại; Gừng tía
Tên khoa học: Zingiber eberhardtii Gagnep.
Họ: Zingiberaceae (Gừng)
Đặc điểm dược liệu
Cây thảo, cao 2m, có thân rễ lớn hơn củ gừng, màu lục vàng , mùi nồng tựa hạt tiêu.
Lá không cuống, hình thuôn mũi mác, gốc lá tròn, đầu thóp nhọn, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông như bột. Phiến lá dài tới 40cm, rộng 3,5cm, lưỡi bẹ dạng vẩy mỏng, lá có khía, có lông
Cánh hoa có lông, dài trung bình 15-25cm vẩy có lông ở gốc, hình mũi mác, không lợp lên nhau, cụm hoa hình thoi, nhiều hoa, dài khoảng 11cm, rộng 4-6cm, lá bắc lợp lên nhau, mép màu tía, hoa mau tàn, tràng có ống không vượt quá các lá bắc, thuỳ hẹp dài. Bao phấn ngắn hơn cánh môi, trung đới dài và mềm yếu. Cánh môi hình tròn chẻ sâu, màu vàng nhạt, có thuỳ bên do nhị ép tạo thành. Bầu có lông.
Mùa ra hoa: tháng 7-8,mùa ra quả: tháng 7-9
Bộ phận dùng
Thân, rễ của gừng dại được dùng làm dược liệu
Thu hái và chế biến
Nhân dân thu hái thân rễ, đem về rửa sạch, thái mỏng phơi hay sấy khô làm thuốc
Phân bố
Cây mọc hoang dại ở vùng núi Ba vì (thuộc Hà Nội). Có nhiều ở các tỉnh miền Nam.
Được khai thác và sử dụng với tên zorong (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định)
Còn thấy ở Thái lan (mang tên Phlai), Ấn độ, Malaixia
2. Công dụng và tác dụng chính
Thành phần hóa học
Năm 1979 trạm nghiên cứu dược liệu Nghĩa Bình đã cất từ thân rễ tươi của gừng dại được 0,5-0,8% tinh dầu. từ thân rễ quy ra khô kiệt được 4-5% tinh dầu. tinh dầu màu vàng nhạt, sánh, mùi thơm. Để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm sau 5 ngày tinh dầu có khoảng 50-70% tinh thể, nếu để tinh dầu ngay vào tủ lạnh thì chỉ 2 giờ sau kết tinh. Tinh thể màu trắng đục, mùi nồng, vị nhạt, không tan trong nước lạnh, tan trong nước ấm rồi nổi lên mặt nước, để lạnh sẽ kết tinh trở lại, tan hoàn toàn trong dung môi hữu cơ.
Theo M.Lawrence J.W. Hogg và St. J Terhune (Riechstoffe, Aromen, Korper-flegenmittel 20, 261, 1970-Miltitzer Berrichte, 1971, 48) tinh dầu cất từ thân rễ gừng dại ở Thái Lan có tỷ trọng D20 0,894, αD20 33036’, µD20 1,489. Bằng sắc ký khí và phổ hồng ngoại đã xác định được 2,5% αpinen, 0,1% camphen, 2,1% βpinen, 33,4% sabinen, 1,6% myrxen, 4,8% αtecpinen, 0,7% limonene, 1,1% 1-8 xineol, 9% γtecpinen, 2,1% p-cymol, 2,1% tecpinolen, 0,6% trans-sabinenhydrat, 0,5% trans-p-menthen-2-33,3% tepinenol (4), 0,5% cis-piperitol, 4,3% một αtecinylaxetat, 0,2% cis-piperitol, 4,3% một thành phần chưa xác định được.
Năm 1971, T.E Csey, J.Dougan W.S. Matthews và J. Nabney (Tropical Sc 13, 199 Miltitzer Berichte 1972, 60) nghiên cứu tinh dầu cất từ thân rễ gừng dại Thái Lan thu được 0,55% tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm hơi cây, với tỷ trọng d20 0,895, αD203302, η201,489, tan trong 4,6 phần cồn 800, với 36,5% ancol toàn phần, (C10H18O) trong đó có khoảng 35% tecpinenol –(4). Ngoài ra còn xác định một số myrxen, αtecpinen, limonene, tecpinen, P-cymol và tecpinolen và một số thành phần chưa xác định.
Năm 1975 (Internal Flavours 6, 136 1936-Miltizer Beriche 1975, 70) D.M. Baker và J.Nabney đã tách được từ tinh dầu gừng dại Thái Lan chất 1-(3,4-dimetoxyphenyl) butadiene (2,4). Chất naỳ đã được T.E Casey J Dougan W.S Matthews và J. Nabney xác định (Vgl, Tropical Sc. 13, 199 1971)
Tính vị
Vị đắng, cay, tính ấm
Quy kinh
Chưa có dữ liệu nghiên cứu.
Tác dụng dược lý
Với công năng tán phong hàn, giảm đau, trị ứ huyết,.. chủ trị các chứng trúng gió, chóng mặt, nôn nao, ngất xỉu, bồi dưỡng sau sinh, kích thích tiêu hóa, ăn ngon, ngủ tốt, khiến da dẻ trở nên hồng hào…
Cách dùng và liều lượng
Cách dùng và liều dùng: Tùy vào căn bệnh và bài thuốc trị bệnh
3. Bài thuốc chữa bệnh
Chữa cảm lạnh
Lấy thân củ gừng dại 30g, rửa sạch, giã nhỏ, thêm ít rượu chắt lấy nước uống, ngày 3 lần, dùng liền 2 ngày.
Kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng
Lấy thân rễ gừng dại xắt mỏng với lượng từ 50g tươi cho vào 650ml rượu trắng, ngâm trong 15 – 20 ngày là dùng được. Gạn lấy nước rượu uống mỗi ngày 1 lần (20ml) uống trước bữa ăn. Những người mắc bệnh gan mạn tính không dùng.
Chữa chứng tê chân do lạnh
Dùng gừng dại giã nhỏ cho chút rượu rồi chưng nóng lấy bã xoa xát khắp người.
Chữa hôi nách
Gừng dại 20g, long não 4g. Gừng dại phơi khô, tán thành bột mịn cùng với long não. Trộn đều, xoa bột vào nách ngày hai lần sau khi đã rửa sạch sẽ.
Hỗ trợ điều trị viêm gan mạn tính
Gừng dại 100g tươi, để nguyên vỏ rửa sạch, thái mỏng, cho vào ấm đất, đổ 500ml nước sắc nhỏ lửa còn 150ml cho ra, đổ thêm 400ml nước đun nhỏ lửa còn 150ml, trộn 2 thuốc với nhau, chia làm 3 lần uống trong ngày. 3 tuần một liệu trình.
4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu
Trong quá trình điều trị bệnh bằng gừng dại cần lưu ý: Không tự ý sử dụng dược liệu khi chưa có sự đồng ý hay hướng dẫn từ thầy thuốc và các y bác sĩ.
5. Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!
Lưu ý:
- Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
- Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
- Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn
Nguồn: tracuuduoclieu.vn
Xem thêm bài viết: