Khi mang thai, nhiều yếu tố ảnh hưởng khiến mẹ bầu dễ gặp phải những vấn đề gây nhức mỏi, sa sút tinh thần, cơ thể suy yếu, tổn thương. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Vậy làm thế nào khi bị lao kê trong quá trình mang thai? Cần ăn uống như thế nào để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất trong quá trình mang thai? Mẹ bầu bị lao kê nên ăn gì để bảo vệ thai nhi?
Lao kê là một thể lao gây bệnh theo đường máu, thực chất là một thể lao nặng, thậm chí gây thương tổn cho toàn bộ cơ thể. Lao kê biểu hiện bởi rất nhiều nốt như hạt kê (1-3mm) rải đều khắp hai bên phổi. Mẹ bầu mắc bệnh thường có những triệu chứng như: sốt cao, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, ho khan kéo dài, khó thở, gầy sút cân, da tím tái, tràn dịch màn phổi,… Điều này khiến mẹ chán ăn, mệt mỏi, đau nhức hay mất ngủ. Ảnh hưởng đến sự phát triển và khỏe mạnh của thai nhi.
Mẹ bầu bị lao kê nên ăn gì: Hàu


Khi điều trị bệnh lao phổi nên bổ sung kẽm; do các loại thuốc chữa bệnh có thể khiến cơ thể mẹ bầu rơi vào tình trạng thiếu hụt kẽm; giảm lượng máu cần thiết cho cơ thể. Hàu được xếp là danh sách các loại hải sản giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Hàm lượng kẽm tự nhiên có trong hàu cùng một số khoáng chất khác giúp ích cho việc tái tạo máu. Cung cấp đủ máu nuôi dưỡng cơ thể giúp thai nhi phát triển tốt, vận chuyển đủ oxy để nuôi dưỡng cơ thể.
[elementor-template id="263870"]
Những món ăn từ hàu tốt cho bà bầu
- Cháo hàu cho bà bầu
- Hàu hấp sả ớt cho phụ nữ mang thai
- Hàu nướng mỡ hành cho bà đẻ
- Hàu nướng phô mai cho bà bầu
Lưu ý khi mẹ bầu ăn hàu
- Tuyệt đối không được ăn hàu sống. Bà bầu có thể ăn hàu vào 3 tháng giữa 3 thai kỳ. Tuy nhiên, không nên ăn quá thường xuyên 1-2 lần/3 tháng.
- Hạn chế dùng hải sản khi mang thai. Đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ.
- Không ăn hàu trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ.
- Nên ăn hàu được vệ sinh sạch sẽ và nấu chín hoàn toàn.
- Nên chọn những con hàu tươi để sử dụng. Không dùng hải sản đông lạnh
Mẹ bầu bị lao kê nên ăn gì: Chuối


Các loại thuốc điều trị bệnh lao thường làm giảm khả năng hấp thụ vitamin B6; dễ gây viêm dây thần kinh ngoại biên; giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Theo nghiên cứu, trung bình mỗi trái chuối sẽ cung cấp khoảng 0,4 mg vitamin B6. Vitamin B6 là hoạt chất không thể thiếu trong hoạt động chuyển hóa đạm, chất béo và carbohydrate. Ngoài ra, chuối còn chứa chất xơ giúp làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu, là nguy cơ gây ra các bệnh mãn tính.
Lưu ý khi bà bầu ăn chuối
Dù là chuối vàng hay chuối xanh đều là những thực phẩm tốt cho sức khỏe bà bầu. Tuy nhiên, nếu không ăn đúng cách, lạm dụng chuối, bà bầu có thể gặp phải một số vấn đề. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu có thể ăn chuối xanh trong suốt thai kỳ của mình, nhưng nên ăn ở lượng vừa phải, khoảng 1 quả/ngày. Một số triệu chứng thường gặp khi bà bầu ăn chuối không đúng cách:
- Gây đau đầu
- Dư thừa dinh dưỡng
- Tê liệt tay chân
- Làm tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn
Món ngon từ chuối xanh tốt cho bà bầu
Bánh chuối hấp
- Bước 1: Chuối nghiền nhuyễn
- Bước 2:Trộn bột năng + nước cốt dừa cho đều
- Bước 3:Cho chuối hốn hợp bột trộn đều lần nữa, đổ hỗn hợp vào khuôn và đem hấp cách thủy 15 phút để bánh chín
Bánh chuối yến mạch
- Bước 1: 1/2 quả chuối, 1,5 thìa cà phê yến mạch ăn liền, 40ml sữa tươi. Cho vào cối xay. Hỗn hợp hơi lỏng. Có thể điều chỉnh lượng sữa tùy theo sở thích của mẹ
- Bước 2:1/2 quả chuối cắt miếng lót đế. Đổ hỗn hợp đã xay vào bát hay khuôn đã lót chuối
- Bước 3: Đun nước sôi và hấp khoảng 10 phút, lửa vừa. Cũng có thể cho vào lò vi sóng mức nhiệt trung bình thấp 5 – 7 phút.
Mẹ bầu bị lao kê nên ăn gì: Cá ngừ


Hầu hết các loại cá đều rất tốt vì có omega 3, nhưng cá ngừ là loại cá đặc biệt giàu lysine. Lysine là thành phần của nhiều loại protein. Có công dụng duy trì hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn. Với các dưỡng chất lành mạnh, đặc biệt là protein, đây là dưỡng chất rất cần thiết cho sự phát triển các mô và tế bào. Giúp mẹ bầu phục hồi nhanh chóng những tổn thương, tăng cường sức khỏe, giảm thiểu các triệu chứng của bệnh.
Món ăn từ cá ngừ tốt cho bà bầu
- Cá ngừ sốt cà chua
- Cá ngừ kho tiêu
- Cá ngừ nướng giấy bạc.
- Trứng cuộn cá ngừ đại dương.
- Cá ngừ kho cà chua.
- Cá ngừ kho dưa cải chua.
- Cá ngừ kho ớt.
Một số lưu ý khi bà bầu ăn cá ngừ
- Không nên ăn quá nhiều: Mặc dù có hàm lượng thủy ngân khá thấp, tuy nhiên mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều. Hàm lượng thủy ngân tích tụ lâu ngày sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm
- Không nên ăn cá ngừ sống: Ăn chín uống sôi là tiêu chí quan trọng trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu.
- Không nên ăn cá ngừ đóng hộp: Cá ngừ đóng hộp chứa nhiều muối, làm tăng nồng độ natri trong cơ thể, dẫn đến tăng huyết áp.
Mẹ bầu lao kê không nên ăn
- Đồ ăn cay nóng nhiều gia vị
- Thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa
- Rượu bia và chất kích thích
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật
- Thực phẩm đóng hộp, chế bến sẵn
Lưu ý cho mẹ bầu bị lao kê
Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Khi mang thai, thai phụ cần được nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn một cách khoa học hơn.
Bên cạnh đó mẹ bầu cần:
- Đảm bảo uống đủ lượng nước theo khuyến cáo ít nhất 8 cốc/ngày
- Tạo một lối sống tích cực, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
- Luyện tập các bài tập thể dục dành cho bà bầu
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng các mẹ bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết về những món ăn cho mẹ bầu để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Mẹ bầu bị giãn phế quản nên ăn gì để cải thiện tình trạng xấu của bệnh?
- Mẹ bầu bị lao tiết niệu nên ăn gì để giảm thiểu triệu chứng bệnh?
- Mẹ bầu bị loét lao nên ăn gì để giảm nhẹ các triệu chứng bệnh?
- Mẹ bầu bị ung thư phổi biểu mô tuyến nên ăn gì để cải thiện bệnh?
- Mẹ bầu bị áp xe phổi nên ăn gì để cải thiện tình trạng viêm nhiễm?
- Mẹ bầu bị phổi kẽ nên ăn gì để phục hồi chức năng của phổi?
Nguồn: Tổng hợp