Tràn dịch màng tim gây áp lực lên tim, các buồng bơm của tim không hoàn toàn lấp đầy, gây lưu thông máu kém và không cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Vậy làm thế nào khi bị tràn dịch màng tim trong quá trình mang thai? Cần ăn uống như thế nào để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất trong quá trình mang thai? Mẹ bầu bị tràn dịch màng tim nên ăn gì để bảo vệ thai nhi?
Tràn dịch màng tim là sự tích tụ chất lỏng dư thừa trong lớp màng đôi có cấu trúc như túi rỗng bao xung quanh tim đặt áp lực lên tim làm giảm chức năng tim. Khi màng tim bị tổn thương, quá trình viêm tại chỗ sẽ làm tăng lượng dịch trong khoang màng tim. Trong các trường hợp tràn dịch màng tim có xuất hiện triệu chứng thì các dấu hiệu thường thấy là khó thở, đặc biệt khi nằm, đau ngực, thường là sau xương ức hoặc ngực trái, nặng ngực, đau tức ngực.
Mẹ bầu bị tràn dịch màng tim nên ăn gì: Tỏi
Tỏi là gia vị có chứa nhiều sulfur (lưu huỳnh); đây là một chất cần thiết cho quá trình sản xuất collagen trong cơ thể. Ngoài ra, tỏi còn chứa lượng lớn axit lipoic và taurine; quercetin tuyệt vời và có lịch sử lâu dài trong điều trị các triệu chứng do nhiễm trùng. Đây cũng là nguồn cung cấp vitamin C và kali dồi dào giúp tăng cường hệ miễn dịch. Trong tỏi còn chứa hoạt chất Allicin có tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm, nâng cao hệ miễn dịch, giúp cơ thể ngăn ngừa các yếu tố gây bệnh và điều trị nhiễm trùng rất tốt. Hạn chế tình trạng viêm nhiễm diễn ra trong quá trình mẹ bầu điều trị bệnh.
Món ăn ngon với tỏi cho mẹ bầu
- Bánh mì nướng bơ tỏi giòn rụm.
- Tôm rim tỏi.
- Tôm tươi hấp tỏi.
- Cánh gà nướng bơ tỏi.
- Gà nấu tỏi.
- Chân gà chiên mắm tỏi.
- Ếch xào tỏi.
- Cá cơm chiên tỏi.
Lưu ý bà bầu khi ăn tỏi
- Không nên ăn tỏi, uống nước ép tỏi khi đói. Các mẹ sẽ gặp ngay các triệu chứng: buồn nôn, khó chịu, tiêu chảy vì tỏi chứa chất oxy hóa khá mạnh, bào mòn đường ruột và chất fructan sẽ làm cho dạ dày chứa đầy chất khí rất nguy hại.
- Ăn tỏi tươi có thể làm tăng nguy cơ chảy máu âm đạo. Bất kỳ dấu hiệu chảy máu âm đạo nào sau khi ăn tỏi cần gặp bác sĩ chuyên khoa.
- Bà bầu bị huyết áp thấp không nên sử dụng tỏi vì tỏi có thể làm giảm lượng huyết áp.
- Ăn nhiều tỏi có thể khiến mẹ bầu bị loãng máu. Tỏi có đặc tính làm loãng máu, tốt nhất trước 2 tuần sinh mẹ không nên ăn tỏi.
Mẹ bầu bị tràn dịch màng tim nên ăn gì: Ngũ cốc
Các loại ngũ cốc nguyên hạt có lượng chất cãn dồi dào mang đến cho bạn một cơ thể khỏe mạnh. Một số các loại hạt khuyên dùng: yến mạch, các loại đậu, gạo lức, lúa mạch, lúa mì…Đối với tim mạch, có khả năng chuyển hoá chất béo trong cơ thể và làm giảm cholesterol xấu trong máu. Một số chất chống oxy hóa trong ngũ cốc nguyên hạt có khả năng phục hồi ổ viêm loét, làm dịu vùng bị xây xước. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này còn giúp duy trì vóc dáng cân đối, kiểm soát đường huyết, huyết áp và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Những món ăn ngon từ ngũ cốc cho phụ nữ mang thai:
- Ngũ cốc yến mạch
- Ngũ cốc sữa chua hạnh nhân
- Sữa chua ngũ cốc và chuối chín
- Bánh quy ngũ cốc
Lưu ý mẹ bầu khi dùng ngũ cốc
Mẹ bầu có thể ăn ngũ cốc trong tất cả các tháng của thai kỳ. Ăn ngũ cốc đan xen với các buổi ăn chính để hệ tiêu hóa hấp thu dinh dưỡng được tốt hơn:
- Ăn sáng:Ngũ cốc là món ăn sáng rất lành mạnh và bổ dưỡng cho phụ nữ mang thai cũng như các thành viên khác trong gia đình. Sử dụng vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể mẹ hấp thu nhanh các chất dinh dưỡng và chuyển đến thai nhi.
- Ăn bữa phụ:Mẹ có thể dùng ngũ cốc như một món ăn phụ, ăn vào những bữa ăn phụ. Sau khi ăn sáng xong khoảng 60 phút, ăn vào lúc xế chiều hoặc ăn nhẹ trước khi đi ngủ khoảng 60 phút.
Ngoài ra, nếu cảm thấy thèm ăn vặt, mẹ có thể ăn ngũ cốc thay các món ăn vặt thông thường. Điều này vừa giúp mẹ bầu thoát được cơn thèm ăn vừa tốt cho sức khỏe.
Mẹ bầu bị tràn dịch màng tim nên ăn gì: Hành tây
Do hành tây giàu crom, vitamin C, mangan, vitamin B6, tryptophan và kali. Chúng còn dùng để chống lại một số bệnh viêm khớp và loãng xương. Giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng, cảm lạnh, sốt và hen suyễn. Ngoài ra, hành tây còn giúp ngăn ngừa táo bón, tăng cường lưu thông máu. Cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa, bảo vệ tim và có thể làm giảm huyết áp. Đặc biệt, hành tây là thực phẩm giúp phòng chống ung thư.
Món ăn ngon với hành tây cho mẹ bầu
- Đậu hũ xào hành tây
- Nấm bào ngư xám xào hành tây
- Mực xào hành tây cà chua
- Sườn heo xào hành tây cà chua
- Hến xào hành tây.
- Bao tử cá basa xào hành tây.
Lưu ý khi bà bầu ăn hành tây
- Bà bầu ăn nhiều hành tây khi mang thai có thể khiến tình trạng đầy hơi, ợ nóng nghiêm trọng.
- Không nên ăn quá nhiều để tránh bị đầy hơi và đánh trung tiện.
- Mẹ bầu bị ngứa da, sung huyết hoặc các bệnh liên quan đến mắt không nên ăn hành tây.
- Bị dị ứng với hành, ăn hành tây có thể gây ra những triệu chứng như buồn nôn, khó thở, phát ban…
- Không nên nấu canh xương hầm với hành tây, vì sẽ làm giảm lượng vitamin B1 hấp thu vào cơ thể.
Mẹ bầu tràn dịch màng tim không nên ăn
- Đồ ăn cay nóng nhiều gia vị
- Thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa
- Rượu bia và chất kích thích
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật
- Thực phẩm đóng hộp, chế bến sẵn
Lưu ý cho mẹ bầu bị tràn dịch màng tim
Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Khi mang thai, thai phụ cần được nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn một cách khoa học hơn.
Bên cạnh đó mẹ bầu cần:
- Đảm bảo uống đủ lượng nước theo khuyến cáo ít nhất 8 cốc/ngày
- Tạo một lối sống tích cực, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
- Luyện tập các bài tập thể dục dành cho bà bầu
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng các mẹ bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết về những món ăn cho mẹ bầu để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Mẹ bầu bị giãn phế quản nên ăn gì để cải thiện tình trạng xấu của bệnh?
- Mẹ bầu bị lao tiết niệu nên ăn gì để giảm thiểu triệu chứng bệnh?
- Mẹ bầu bị loét lao nên ăn gì để giảm nhẹ các triệu chứng bệnh?
- Mẹ bầu bị ung thư phổi biểu mô tuyến nên ăn gì để cải thiện bệnh?
- Mẹ bầu bị áp xe phổi nên ăn gì để cải thiện tình trạng viêm nhiễm?
- Mẹ bầu bị phổi kẽ nên ăn gì để phục hồi chức năng của phổi?
Nguồn: Tổng hợp