Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:
1. Viêm xoang là bệnh gì?
Viêm xoang là một tình trạng viêm hoặc sưng các mô lót xoang . Xoang là khoảng trống trong xương giữa mắt , sau gò má và trán. Chúng tạo ra chất nhầy, giúp giữ ẩm bên trong mũi của bạn. Điều đó, giúp bảo vệ khỏi bụi, chất gây dị ứng và chất ô nhiễm.
Các xoang khỏe mạnh được chứa đầy không khí. Nhưng khi chúng bị tắc và chứa đầy chất lỏng, vi trùng có thể phát triển và gây nhiễm trùng.
Các tình trạng có thể gây tắc nghẽn xoang bao gồm:
- Cảm cúm
- Viêm mũi dị ứng , là tình trạng sưng niêm mạc mũi do các chất gây dị ứng
- Những khối u nhỏ trong niêm mạc mũi được gọi là polyp mũi
- Một vách ngăn lệch , là một sự thay đổi trong khoang mũi
2. Các loại
Bạn có thể nghe thấy bác sĩ của mình sử dụng các thuật ngữ sau:
- Viêm xoang cấp tính thường bắt đầu với các triệu chứng giống như cảm lạnh như sổ mũi, nghẹt mũi và đau mặt. Nó có thể bắt đầu đột ngột và kéo dài từ 2 đến 4 tuần.
- Viêm xoang bán cấp thường kéo dài từ 4 đến 12 tuần.
- Các triệu chứng viêm xoang mãn tính kéo dài 12 tuần hoặc lâu hơn.
- Bệnh viêm xoang tái phát nhiều lần trong năm.
3. Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang
Viêm xoang là một trong những bệnh lý Tai – Mũi – Họng hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình như:
– Thường xuyên tiếp xúc, làm việc trong môi trường bị ô nhiễm
– Do sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn thường cơ trú tại đường hô hấp như Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae, trực khuẩn mủ xanh (P.aeruginosa), E.coli, tụ cầu và liên cầu khuẩn…
– Cơ địa dị ứng, thường xuyên bị dị ứng thức ăn, thuốc hoặc hóa chất,…khiến cho niêm mạc mũi bị phù nề.
– Hệ miễn dịch, sức đề kháng kém không đủ sức để chống trả lại sự tấn công của virus, vi khuẩn gây bệnh.
– Không chú ý vệ sinh cá nhân, lười đánh răng, thường xuyên cho tay lên ngoáy mũi,…
– Mắc các bệnh lý làm tăng nguy cơ viêm xoang, chẳng hạn như bệnh polyp, cảm lạnh thông thường, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, nhiễm trùng răng, rối loạn hệ miễn dịch, viêm tai giữa, viêm amidan,…
– Thường xuyên hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá.
– Có tiền sử bị trào ngược dạ dày thực quản.
– Cấu trúc xoang bất thường như xoang hẹp, vách ngăn bị lệch bẩm sinh,…
– Do cấu trúc màng nhầy hoạt động kém.
– Mất cân bằng nội tiết tố cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm xoang.
– Sự căng thẳng mệt mỏi trong thời gian dài cũng tác động đến màng nhầy và xoang.
4. Những đối tượng dễ bị viêm xoang bao gồm:
- Người có bất thường về cơ thể học như: vẹo vách ngăn mũi, phì đại cuốn mũi
- Phụ nữ trong thời gian mang thai
- Người làm việc thường xuyên với nhiều trẻ em
- Người hút thuốc lá
- Những ai có các tình trạng sau đây thì dễ bị hẹp hoặc tắc mũi, do đó nguy cơ bị viêm xoang sẽ cao hơn người bình thường rất nhiều.
5. Bệnh viêm xoang có nguy hiểm không?
Tưởng chừng chỉ là một căn bệnh về đường hô hấp đơn giản, nhưng các chuyên gia Tai – Mũi – Họng khẳng định bệnh viêm xoang có nguy hiểm. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh có khả năng cao phải đối mặt với một số biến chứng như:
– Biến chứng đường hô hấp: Viêm họng, viêm phế quản cấp tính, viêm phế quản mạn tính, viêm thanh quản
– Biến chứng ở mắt: Viêm ổ mắt, Áp xe mi mắt, viêm túi lệ, viêm tấy ổ mắt, viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu, viêm phần phụ mắt,…
– Biến chứng não: Nhiễm trùng não, viêm màng não, áp xe não,…
– Biến chứng viêm xoang ở tai: Khoang mũi thông với tai nên khi bị viêm mũi, dịch mủ có thể lan tới tai gây viêm tai giữa, thậm chí nặng hơn nữa là dịch mủ tạo áp lực làm thủng màng nhĩ, dẫn đến điếc.
Ngoài ra, người bệnh có thể gặp biến chứng viêm xoang ở mạch máu hoặc xương. Theo các chuyên gia y tế, khi gặp các biến chứng viêm xoang, mọi người có thể thấy hiện tượng mắt hoặc hốc mắt sưng đỏ; đau mắt mỗi khi cử động mắt; thị lực thay đổi hoặc đau đầu như búa bổ; co giật; cổ căng cứng; suy giảm trí nhớ,…
Nguồn tham khảo: