Gót chân là một phần nhỏ của cơ thể nhưng lại là bộ phận chịu một tải trọng lớn của toàn bộ cơ thể. Vì thế khi bị đau gót chân mà không phải do va chạm, chấn thương,… thì rất có thể nguyên nhân đến từ các bộ phận khác của cơ thể. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu đau gót chân là gì? cách điều trị như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:
1. Đau gót chân là bệnh gì?
Bàn chân là bộ phận giúp chúng ta giữ thăng bằng và thực hiện chức năng di chuyển, vận động. Do thường xuyên phải hoạt động nên bộ phận này dễ bị tổn thương, nếu không được chăm sóc và bảo vệ đúng cách.
Gót chân là bộ phận trồi lên ở cuối bàn chân, được cấu thành từ xương gót chân. Cùng với cả bàn chân làm nhiệm vụ chống đỡ cho cơ thể. Đau nhức gót chân (hay gai gót chân) là tình trạng đau gót chân phải hoặc đau gót chân trái (cũng có thể là cả 2). Thường gặp do áp lực di chuyển, mang vác nặng…
Các trường hợp béo phì, thường xuyên đi giày cao gót, vận động viên hoặc người bị dị tật bẩm sinh ở chân có nguy cơ gặp phải tình trạng này nhiều hơn so với những đối tượng khác.
2. Ai dễ bị đau vùng gót chân?

Tình trạng này thường hay gặp ở những đối tượng:
- Thường xuyên phải mang vác nặng.
- Đi bộ đường trường.
- Người hay phải đứng lâu.
- Người thừa cân.
- Người bị dị dạng bàn chân.
- Vận động viên thể thao có các động tác tác động mạnh, thường xuyên lên phần gan chân như: Bóng rổ, bóng chuyền, điền kinh…
Nếu lực tác động mạnh có thể gây bầm dập, đứt rách phần mềm, nặng nề có thể gây gãy xương gót. Trong trường hợp lực tác động nhẹ nhưng kéo dài sẽ tạo nên những vết rách rất nhỏ (vi chấn thương) ở phần mềm, từ đó kích hoạt viêm tại chỗ, gây đau gót. Chính vì đau do viêm nên bạn sẽ có những cảm nhận đau nhiều về đêm và sáng sớm, đồng thời sẽ thuyên giảm sau 8 giờ sáng hằng ngày.
3. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra đau gót chân là gì?
Có rất nhiều tình trạng bệnh lý có thể khiến người bệnh bị đau gót chân. Tuy nhiên, những nguyên nhân sau đây là phổ biến nhất:
- Viêm cân gan chân. Viêm cân gan chân xảy ra khi quá nhiều áp lực lên bàn chân, làm tổn thương dây chằng Plantar, gây đau và cứng khớp.
- Bong gân và căng cơ. Đây đều là những dạng chấn thương phổ biến, thường do hoạt động thể chất gây nên. Mức độ có thể từ nhẹ đến nặng, tùy vào tình huống gây chấn thương.
- Gãy xương. Tình trạng này cần phải được cấp cứu y tế, không nên tự điều trị tại nhà.
- Viêm gân gót chân hay còn gọi là viêm gân Achilles. Tình trạng này xảy ra khi gân gót chân bị tổn thương do phải làm việc quá mức, từ đó gây viêm và tổn hại đến khu vực xung quanh gót.
- Viêm bao hoạt dịch. Bao hoạt dịch là túi chứa dịch lỏng ở các vị trí quanh khớp. Viêm bao hoạt dịch thường xuất hiện ở những khớp xương phải cử động thường xuyên.
- Viêm cột sống dính khớp. Dạng viêm khớp này chủ yếu ảnh hưởng đến cột sống, gây ra viêm đốt sống nghiêm trọng, có thể dẫn đến đau mạn tính và tàn tật.
- Thoái hóa xương sụn. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của xương ở trẻ em và thanh thiếu niên.
- Viêm khớp phản ứng. Đây là tình trạng viêm khớp thường xuyên xảy ra do nhiễm trùng ở một cơ quan khác trong cơ thể.
- Hội chứng ống cổ chân. Bệnh gây ra cơn đau rát dọc bên trong mắt cá chân và xuống lòng bàn chân. Đây là một dạng rối loạn hệ thần kinh tương tự như hội chứng ống cổ tay.
4. Triệu chứng
Triệu chứng gây ra đau gót chân là gì?
Khi có hiện tượng đau ở gót chân, đau lòng bàn chân khi ngủ dậy, đau khi bước chân xuống giường… thì đó chính là các biểu hiện của đau gót chân.
Cơn đau có thể nhè nhè, có khi nhức nhối, chói buốt. Cảm giác đau cũng có thể khởi phát sau một động tác mạnh đột ngột, do mang mang vác vật nặng hoặc đứng trên bề mặt cứng quá lâu.
Đối với các trường hợp xuất hiện gai xương, sẽ tác động vào phần mềm phía sau gây ra cảm giác đau đớn. Lâu ngày, các mô có thể bị viêm khiến cho chân sưng phù. Khi đó, cơn đau sẽ xuất hiện ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi và đau lan sang khu vực quanh mắt cá chân.
5. Một số cách phòng tránh đau gót chân
Để làm giảm cơn đau gót chân và ngăn ngừa triệu chứng tái phát, các bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản sau đây:
- Giảm cân, kiểm soát cân nặng ở ngưỡng hợp lý (tham khảo bảng chỉ số BMI) để giảm áp lực lên gót chân.
- Thêm tinh bột nghệ, gừng vào trong các món ăn hàng ngày giúp chống viêm nhiễm hiệu quả.
- Ngâm chân trong nước ấm kết hợp massage để chân được thư giãn.
- Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu canxi.
- Hạn chế hoạt dộng thể thao quá sức.
- Chọn những loại giày thể thao có tác dụng nâng đỡ bàn chân, đối với phụ nữ hạn chế đi giày cao gót quá nhiều.
Nguồn tham khảo: