Đăng ký Bảo Việt An GiaĐăng ký Bảo Việt An GiaĐăng ký Bảo Việt An Gia

Nôn ói chu kỳ: Chẩn đoán và biện pháp khắc phục tại nhà (P2)

nôn ói chu kỳ

Ở bài viết trước (Hội chứng nôn ói chu kỳ là gì? (P1)), Medplus đã cùng bạn tìm hiểu về khái niệm và nguyên nhân của hội chứng nôn ói chu kỳ. Tiếp tục chuyên mục đó, Medplus sẽ đưa ra những thông tin về việc chẩn đoán và các biện pháp khắc phục tại nhà ở bài viết này. Cùng nhau tìm hiểu nào.

Chẩn đoán

non oi chu ky 4 1 - Medplus

Hội chứng nôn ói chu kỳ khó để chẩn đoán. Không có xét nghiệm cụ thể nào có thể chẩn đoán vì nôn mửa là dấu hiệu của nhiều bệnh lý cần được loại trừ trước tiên.

Bác sĩ sẽ bắt đầu bằng cách hỏi về bệnh sử của bạn/ con bạn và tiến hành khám sức khỏe. Bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng bạn/ con bạn đang mắc phải.

Sau đó, bác sĩ có thể đề nghị:

  • Xét nghiệm hình ảnh- chẳng hạn như nội soi, siêu âm hoặc chụp CT – để kiểm tra sự tắc nghẽn trong hệ thống tiêu hóa hoặc các dấu hiệu của các tình trạng tiêu hóa khác
  • Kiểm tra khả năng vận động để theo dõi sự di chuyển của thức ăn qua hệ tiêu hóa và kiểm tra các rối loạn tiêu hóa
  • Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm giúp kiểm tra các vấn đề về tuyến giáp và các tình trạng chuyển hóa khác.

Điều trị

non oi chu ky 6 1 - Medplus

Không có cách chữa trị hội chứng nôn ói chu kỳ, mặc dù nhiều trẻ em không còn bị nôn trớ khi đến tuổi trưởng thành. Đối với những người bị nôn ói chu kỳ, việc điều trị tập trung vào việc kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng. Bạn hoặc con bạn có thể được kê đơn:

  • Thuốc chống buồn nôn
  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc ức chế axit dạ dày
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc chống động kinh.

Các loại thuốc tương tự được sử dụng cho chứng đau nửa đầu đôi khi có thể giúp ngăn chặn các đợt nôn ói chu kỳ. Những loại thuốc này có thể được khuyến nghị cho những người có các cơn đau nửa đầu thường xuyên và kéo dài, hoặc cho những người có tiền sử gia đình bị chứng đau nửa đầu.

Ngoài ra, bạn có thể cần phải được truyền dịch qua đường tĩnh mạch để ngăn mất nước. Điều trị dựa trên mức độ nghiêm trọng và thời gian của các triệu chứng cũng như sự hiện diện của các biến chứng.

Phong cách sống và các biện pháp khắc phục tại nhà

Thay đổi lối sống có thể giúp kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng nôn ói chu kỳ. Những người mắc hội chứng nôn ói chu kỳ nói chung cần ngủ đủ giấc. Trước khi bắt đầu nôn, bạn có thể nằm trên giường và ngủ trong phòng tối, yên tĩnh.

Khi giai đoạn nôn mửa đã dừng lại, điều rất quan trọng là bổ sung nước.

Một số người có thể ăn chế độ ăn bình thường ngay sau khi họ ngừng nôn. Nhưng nếu bạn/con bạn không có cảm giác muốn ăn ngay, bạn có thể bắt đầu với thức ăn lỏng như cháo hoặc súp.

Nếu các cơn nôn do căng thẳng hoặc phấn khích gây ra, trong khoảng thời gian không có triệu chứng bạn hãy tìm cách giảm căng thẳng và giữ bình tĩnh. Ăn các bữa ăn nhỏ và đồ ăn nhẹ ít chất béo hàng ngày, thay vì ba bữa ăn lớn, cũng có thể hữu ích.

Phương pháp bổ sung

Các phương pháp điều trị thay thế và bổ sung có thể giúp ngăn ngừa các đợt nôn, mặc dù chưa có phương pháp điều trị nào trong số này được nghiên cứu kỹ lưỡng. Các phương pháp điều trị này bao gồm:

  • Coenzyme Q10 (ubiquinone), một chất tự nhiên được tạo ra trong cơ thể có sẵn dưới dạng thực phẩm bổ sung. Coenzyme Q10 hỗ trợ các chức năng cơ bản của tế bào.
  • L-carnitine, một chất tự nhiên được tạo ra trong cơ thể và có sẵn dưới dạng thực phẩm bổ sung. L-carnitine giúp cơ thể bạn biến chất béo thành năng lượng.
  • Riboflavin (vitamin B-2), một loại vitamin được tìm thấy trong một số loại thực phẩm và có sẵn dưới dạng thực phẩm bổ sung. Riboflavin đóng một vai trò trong quá trình ty thể của cơ thể.

Coenzyme Q10, L-carnitine và riboflavin có thể hoạt động bằng cách giúp cơ thể bạn vượt qua khó khăn trong việc chuyển hóa thức ăn thành năng lượng (rối loạn chức năng ty thể). Một số nhà nghiên cứu tin rằng rối loạn chức năng ty thể có thể là yếu tố gây ra hội chứng nôn ói chu kỳ và chứng đau nửa đầu.

Hãy chắc chắn đi khám bác sĩ để được chẩn đoán hội chứng nôn ói chu kỳ trước khi bắt đầu dùng bất kỳ chất bổ sung nào. Luôn hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung nào để chắc chắn rằng chất bổ sung đó sẽ không tương tác bất lợi với bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng.  Một số người có thể gặp các tác dụng phụ từ coenzyme Q10, L-carnitine và riboflavin tương tự như các triệu chứng của hội chứng nôn ói chu kỳ bao gồm buồn nôn, tiêu chảy và chán ăn.

Như vậy, qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng rằng sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích về hội chứng nôn ói chu kỳ. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi.

Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.
Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: Cyclic vomiting syndrome

Related Posts

Next Post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

For security, use of Google's reCAPTCHA service is required which is subject to the Google Privacy Policy and Terms of Use.

I agree to these terms.