Trẻ bị bạch tạng có sao không? Nguyên nhân gây ra bệnh bạch tạng
Trẻ bị bạch tạng có sao không?
Trẻ bị bạch tạng là tình trạng trẻ bị mắc một loại rối loạn di truyền hoặc bẩm sinh liên quan đến khả năng sản xuất sắc tố da (melanin). Nói cách khác, lượng melanin sản xuất trong cơ thể trẻ mắc bệnh này có thể thấp hoặc thậm chí là không có. Về vai trò, sắc tố này là yếu tố quyết định màu da, mắt và tóc; hơn nữa, còn liên quan đến sự phát triển của dây thần kinh thị giác. Vì vậy, trẻ bị bạch tạng thường có màu da, tóc, mắt khác biệt so với người bình thường, có thể nhiều hoặc ít. Ngoài ra, những đứa trẻ này đều có vấn đề về thị lực và nhạy cảm với tác động của ánh sáng.
Nguyên nhân gây ra bệnh bạch tạng
Theo các bác sĩ, bệnh bạch tạng gây ra bởi đột biến gen. Các đột biến này liên quan đến khả năng sản xuất melanin trong cơ thể, dẫn đến mất hoàn toàn hoặc giảm đáng kể lượng melanin. Từ đó, tạo ra sự khác biệt ở ngoại hình (tóc, mắt, da) của những người mắc bệnh. Cụ thể hơn, nguyên nhân trẻ bị bệnh bạch tạng có thể bao gồm: đột biến gen trong thai kì hoặc di truyền từ bố mẹ.
Cách chăm sóc cho trẻ bị bạch tạng
Dưới đây là những gợi ý về biện pháp chăm sóc cho trẻ mắc bạch tạng:
Bảo vệ mắt:
- Đeo kính có màng lọc chống tia UV
- Khám mắt định kì
- Đeo kính áp tròng theo chỉ định của bác sĩ
- Sử dụng thiết bị hỗ trợ tầm nhìn thấp: kính lúp cầm tay, kính lúp một mắt,…
- Hạn chế ánh sáng mạnh trong môi trường học tập, sinh hoạt
- In sách và tài liệu cỡ chữ lớn hơn
- Cho trẻ ngồi gần bảng để dễ dàng phù hợp tầm nhìn.
Bảo vệ da:
- Mặc đồ bảo hộ (có khả năng chống tia cực tím): đồ dài tay, mũ rộng vành,..
- Sử dụng ô, dù khi ra ngoài nếu trời nắng.
- Hạn chế cho trẻ ra ngoài vào lúc trời nắng to, kéo dài.
- Bôi kem chống nắng có chỉ số chống nắng cao (SPF từ 30 trở lên) trước khi ra ngoài
Trẻ bị bạch tạng khi nào cần đi khám?
Ngay khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu của bệnh bạch tạng, hãy đưa bé đi khám và kiểm tra ngay. Bởi vì, trẻ mắc bệnh này cần được bảo vệ đặc biệt trước một vài tác nhân bên ngoài và cần theo dõi tình trạng thường xuyên. Do đó, cha mẹ nên đưa bé đi khám để xác định tình trạng của con. Từ đó, áp dụng các phương pháp chăm sóc phù hợp cho bé để bảo vệ sức khoẻ của con tốt nhất.
Phòng ngừa bạch tạng cho trẻ
Bởi vì đây là rối loạn di truyền, biện pháp phòng ngừa cũng rất hạn chế. Theo các chuyên gia, cách phòng ngừa bệnh bạch tạng là khuyên các cặp đôi mắc bệnh đến cơ sở y tế để được tư vấn, hiểu hơn về nguy cơ mắc bệnh trong tương lai của trẻ và hạn chế sinh nở để giảm thiểu tình trạng này.
Thực đơn cho trẻ bị bạch tạng
Thực phẩm nên bổ sung
- Thực phẩm giàu kẽm: hàu, tôm, chế phẩm từ sữa,…
- Thực phẩm giàu vitamin: ngũ cốc, rau bina, cà chua, bắp cải, việt quất,…hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Thực phẩm giàu axit folic: gan, cá, đậu xanh, sò…làm ức chế quá trình phát tán của bệnh và sự rối loạn đột biến ở sắc tố da.
Thực phẩm nên kiêng
- Thực phẩm giàu chất béo: đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ,… tác động xấu đến sắc tố da, tăng tình trạng viêm nhiễm
- Đồ uống có chất kích thích: socola, cà phê,…làm suy yếu hệ miễn dịch.
- Trái cây chưa chín: chứa nhiều nhựa và một số loại axit không tốt cho da và sức khoẻ.
- Thực phẩm giàu gluten: lúa mạch, lúa mì,… tăng đột biến lượng đường trong máu, vi khuẩn và virus dễ lan rộng.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị bạch tạng phải làm sao? Trẻ nhỏ bị bạch tạng có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị xơ gan an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị suy gan cấp an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm da tiếp xúc an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị máu nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm màng não an toàn và hiệu quả
Nguồn: Tham khảo