Trẻ bị bó bột có sao không? Nguyên nhân trẻ bị bó bột
1. Trẻ bị bó bột có sao không?
Bó bột là một trong những phương pháp điều trị gãy xương hoặc sai khớp. Trẻ bị bó bột cần được đặc biệt theo dõi và chăm sóc tại nhà, vì vậy cha mẹ cần tham khảo một số lưu ý trong việc chăm sóc trẻ lúc này. Nếu chủ quan, các biến chứng sau bó bột là hoàn toàn có thể xảy ra như là: suy giảm hoặc mất chức năng của chi, thậm chí là nhiễm trùng dẫn đến nhiễm độc toàn thân.
2. Nguyên nhân trẻ bị bó bột
Trẻ bị các chấn thương như té ngã, tai nạn ảnh hưởng đế xương thì bó bột là phương pháp giúp bất động xương gãy và giữ cho xương tránh bị di lệch, thúc đẩy quá trình liền xương. Bó bột giúp bảo vệ và giúp phần mềm chóng hồi phục, giảm đau, giảm sưng nề và giảm co cơ sau chấn thương.
Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị bó bột
- Sau khi bó bột cần lau sạch đầu chi cho trẻ để theo dõi màu sắc và mức độ sưng nề. Nếu đầu chi tím phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra.
- Kiểm tra cảm giác đầu chi bó bột của trẻ, nếu tê bì hoặc mất cảm giác, đầu chi lạnh hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để tháo bột.
- Sau khi bó bột không được đi lại ngay. Cần chờ ít nhất 1 giờ đối với bột thủy tinh và sau 2 – 3 ngày đối với bột thạch cao.
- Trong thời gian 24 – 72 giờ đầu do hiện tượng sưng nề tăng lên làm cho bột có xu hướng chặt lại. Do vậy, nên kê chi bó bột cao hơn mức tim để giảm tức.
- Giữ cho bột khô ráo. Nếu để bột ẩm hoặc thấm nước sẽ khiến bột bị bở, dễ nứt gãy bột và gây kích ứng da.
- Không được dùng các vật dụng cứng hoặc có đầu nhọn như que, bút, thìa… để luồn dưới bột gãi ngứa. Nếu làm vậy dễ gây tổn thương da, dẫn đến viêm nhiễm da.
- Không được tự ý cắt bỏ, cắt ngắn bột hoặc xén mép bột. Trường hợp mép bột cứng chà sát vào cơ thể gây đau thì dùng bông không thấm nước hoặc lót thêm gạc vào đầu mép bột.
- Cần cho trẻ tập phục hồi chức năng theo chỉ định của bác sĩ, nhằm phục hồi sức mạnh của cơ, biên độ vận động của khớp.
- Chăm sóc, vệ sinh da sạch sẽ hằng ngày, lau sạch các đầu chi. Khi tắm thì lấy khăn quấn bên ngoài bột rồi bọc túi nylon, để tránh làm ướt bột.
- Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ hoặc
Trẻ bị bó bột khi nào cần đi gặp bác sĩ
Cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường như:
- Tím tái, lạnh đầu chi
- Tê hoặc mất cảm giác ở đầu chi bó bột
- Vết thương bị thấm dịch có mùi hôi
- Trẻ cảm thấy khó chịu nhiều ở nơi bị bó bột
Phòng tránh bó bột cho trẻ
Té ngã là một trong những nguyên do chính dẫn đến gãy xương, bó bột ở trẻ em. Do vậy, để phòng ngừa té ngã cho trẻ, gia đình cần lưu ý:
- Đối với trẻ nhỏ, phải luôn có người lớn chăm sóc bên cạnh khi ăn, ngủ, chơi.
- Sử dụng cũi trong trường hợp không thể trông trẻ được.
- Dùng rào hoặc thanh bảo vệ ở những nơi như cầu thang, cửa sổ, ban công.
- Đảm bảo bậc thềm, cầu thang đủ ánh sáng, dễ đi.
- Dạy trẻ không xô đẩy nhau, không leo trèo. Tránh đi vào những nơi dễ ngã như cầu thang, nhà tắm, nơi trơn trượt, hay chơi các trò chơi nguy hiểm như nhảy từ trên cao, thả diều trên sân thượng, lòng đường.
- Cần sử dụng đồ bảo hộ phù hợp cho trẻ khi chơi thể thao hay tham gia giao thông
Trẻ bị bó bột nên ăn gì?
Một số thực phẩm mà trẻ bị gãy xương nên bổ sung để nhanh chóng hồi phục bao gồm:
Thực phẩm giàu canxi
Rau chân vịt, măng tây, củ cải xanh, cải cúc, cải xoăn, cải bắp, lá xu hào, sữa không béo, củ cải, bông cải xanh, cá hộp, hạt mè, rong biển, sữa đậu nành, cần tây, rau diếp, sữa chua, hạnh nhân…
Thực phẩm giàu magie
Thịt, kê, sữa, đậu tương, bơ, mủ trôm, cá thu, lạc, rau ngót, chuối, cá chép, cá mú, rau mùng tơi, cải xanh, khoai lang…
Thực phẩm nhiều kẽm
Hải sản, cá biển, ngũ cốc, trứng, khoai tây, cà rốt, bột thô, hạt hướng dương, hạt bí tiểu mạch, hàu, trai, lạc, đào, bánh mì…
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B6 và B12
- Vitamin B6 có nhiều trong chuối, ngũ cốc, thịt gia cầm, súp lơ, cải bắp, thịt bò nạc
- Vitamin B12 có trong các loại hạt, trứng, nội tạng động vật, sữa hạnh nhân, dầu thực vật
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về tình trạng bó bột ở trẻ phải làm sao? Cách chăm sóc cho trẻ và những lưu ý phòng tránh.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị trầy xước an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị kém tập trung an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị thiếu sức đề kháng an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị mất nước an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị trật khớp hàm an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị thiếu Canxi an toàn và hiệu quả
Nguồn: Tham khảo