Trẻ bị chốc lở có sao không? Nguyên nhân gây chốc lở
Trẻ bị chốc lở có sao không?
Trẻ bị chốc lở là bệnh da liễu ở trẻ, xuất hiện do các nhiễm trùng thứ phát gây ra vết thương trên da. Theo các bác sĩ, đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, rất dễ nhận biết thông qua các biểu hiện bên ngoài. Cụ thể hơn, bệnh có các triệu chứng đặc trưng như: đóng vảy, bọng nước, hoặc mụn mủ. Tuỳ từng trường hợp, các vết chốc lở có thể nông hoặc sâu. Có 3 dạng thường gặp:
- Chốc không có bọng nước: thường gặp nhất, biểu hiện vết chốc và bóng nước nhỏ.
- Chốc bọng nước: tiến triển nặng, xuất hiện bóng nước lớn, có mủ và dễ vỡ.
- Chốc loét: tình trạng nặng nhất, vi khuẩn xâm nhập sâu bên trong da.

Nguyên nhân gây chốc lở
Các bác sĩ cho biết, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu đến từ việc làn da non nớt của bé bị vi khuẩn tấn công. Hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, chưa hình thành hoàn chỉnh, nên không đủ đề kháng chống lại sự xâm nhập này. Khi xâm nhập thành công, tuỳ vào chủng loại và đặc tính riêng, chúng sẽ gây ra loại chốc lở khác nhau.
Cách chăm sóc cho trẻ bị chốc lở
Dưới đây là các gợi ý về phương pháp chăm sóc trẻ bị chốc lở:
- Đưa con đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị
- Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Vệ sinh, khử khuẩn nhà cửa, khu vực sinh hoạt thường xuyên
- Giữ cho da bé thật sạch
- Dùng nước muối để vệ sinh vết chốc lở hàng ngày và bôi thuốc theo toa.
- Tránh để con cào, gãi vào vết chốc
- Trước khi chạm vào con, hãy rửa tay thật kĩ
- Vệ sinh quần áo, vật dụng của bé riêng
- Không để con dùng chung khăn với người khác
- Hạn chế cho con tiếp xúc gần với nhiều người, động vật.
- Đưa con đi tái khám đúng hẹn
Trẻ bị chốc lở khi nào cần đi khám?
Ngay khi phát hiện ra vết chốc lở, cha mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ nhằm hạn chế tiến triển nặng trên da bé. Ngoài ra, cần chủ động giữ vệ sinh da cho bé thật tốt để vết chốc mau chóng phục hồi. Nếu điều trị trễ, vết thương có thể gây tổn thương sâu trong da, hình thành sẹo hoặc chuyển biến sang bệnh khác nghiêm trọng hơn như: nhiễm trùng máu, viêm mô tế bào, mề đay,… Từ đó, có thể phát sinh vấn đề tâm lí cho trẻ hoặc tái phát nhiều lần, thậm chí tử vong. Hơn nữa, việc trẻ mắc bệnh còn có thể lây cho nhiều thành viên khác trong gia đình, gây ra nhiều phiền toái. Vì vậy, hãy đưa con đi khám và điều trị sớm để hạn chế rủi ro.
Phòng ngừa chốc lở cho trẻ
Dưới đây là một vài gợi ý về biện pháp phòng tránh nguy cơ trẻ bị chốc lở:
- Không cho trẻ dùng chung vật dụng cá nhân với người khác
- Thường xuyên vệ sinh khu vực nhà ở, sinh hoạt, đặc biệt là phòng ngủ
- Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt
- Sử dụng lưới chắn nhằm hạn chế côn trùng
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng của bé có rau xanh và uống đủ nước
- Hạn chế để côn trùng cắn
- Tránh tiếp xúc với vật nuôi lạ, không được tắm rửa sạch sẽ
Thực đơn cho trẻ bị chốc lở
Thực phẩm mà trẻ ăn vào cũng gây ra tác động không nhỏ đến tình trạng và hiệu quả điều trị. Do đó, cha mẹ cần cẩn thận với chế độ dinh dưỡng của con trong thời điểm này.
Thực phẩm nên ăn
- Đồ ăn cay, nóng
- Thức ăn ngọt, nhiều đường: bánh ngọt, kẹo, nước uống có gas,…
- Thực phẩm khô, giòn: gà rán, các loại hạt,..
- Thức ăn đóng hộp: xúc xích, cá hộp,..
- Thức ăn nhiều muối
Thực phẩm nên tránh
- Thực phẩm nhiều chất xơ: súp lơ, rau xanh, bông cải,…
- Sữa chua
- Gừng
- Thịt trắng: thịt gà, thịt vịt, thịt heo,..
- Thực phẩm giàu vitamin B12: các loại đậu, xà lách, rau bina,..
- Thực phẩm giàu Omega 3: cá thu, cá ngừ, dầu cá,..
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị chốc lở phải làm sao? Trẻ nhỏ bị chốc lở có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị xơ gan an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị suy gan cấp an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm da tiếp xúc an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị máu nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm màng não an toàn và hiệu quả
Nguồn: Tham khảo