Trẻ bị đi tướt có sao không? Nguyên nhân gây tình trạng đi tướt
Trẻ bị đi tướt có sao không?
Trẻ bị đi tướt là tình trạng tiêu chảy hay phân lỏng ở trẻ nhỏ. Đây là tình trạng khá phổ biến, xảy ra nhiều lần trong bất cứ độ tuổi nào vì nhiều lí do khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết trường hợp không quá nguy hiểm, có thể tự khỏi sau vài ngày. Tùy vào tác nhân gây bệnh, sẽ có các ảnh hưởng khác nhau ở từng trẻ. Nếu quá lo lắng, cha mẹ nên đưa con đến bác sĩ để được hỗ trợ điều trị, không nên tự ý cho trẻ uống thuốc bên ngoài.
Nguyên nhân gây tình trạng đi tướt
Theo các bác sĩ, nguyên nhân gây ra tình trạng này rất đa dạng. Cụ thể:
- Dị ứng sữa công thức
- Mọc răng
- Thay đổi trong giai đoạn phát triển
- Thức ăn dặm hoặc chế độ dinh dưỡng của mẹ
- Rối loạn tiêu hóa
- Sức đề kháng còn yếu
Cách chăm sóc cho trẻ bị đi tướt
Dưới đây là gợi ý về phương pháp chăm sóc cho trẻ khi bị tiêu chảy:
- Đưa con đi khám ngay nếu có biểu hiện mệt mỏi
- Tăng cường bổ sung nước, bao gồm cả sữa mẹ
- Tăng cường số lần cho bú trong ngày
- Tiệt trùng bình sữa, vật dụng của bé
- Bổ sung men vi sinh
- Vệ sinh, khử trùng nhà cửa, nhà vệ sinh
- Giữ vệ sinh cá nhân cho cả mẹ và bé
- Hạn chế đồ ăn cay, nóng trong thực đơn của bé và mẹ
- Có thể sử dụng dung dịch ORS để bổ sung nước và điện giải theo hướng dẫn của bác sĩ
Trẻ bị đi tướt khi nào cần đi khám?
Nếu phát hiện trẻ bị đi tướt nhưng không có biểu hiện mệt mỏi, mất ngủ,.. thì không cần quá lo lắng. Hiện tượng sẽ tự mất đi sau vài ngày nếu được chăm sóc đúng cách, giữ vệ sinh cá nhân. Ngoài ra, cha mẹ cần chú ý bổ sung nước cho trẻ trong thời điểm này vì trẻ có nguy cơ mất nước trầm trọng. Nếu trẻ có biểu hiện mệt mỏi, quấy khóc liên tục hoặc tiêu chảy kéo dài nhiều ngày, biếng ăn, hãy đưa con đến bác sĩ ngay. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể trẻ đang mắc phải những bất ổn trầm trọng (nhiễm trùng, nhiễm độc,..). Hậu quả nặng nề nhất có thể là gây tử vong ở trẻ.
Phòng ngừa đi tướt cho trẻ
Dưới đây là những biện pháp phòng ngừa hiện tượng đi tướt:
- Giữ vệ sinh nhà cửa, nơi sinh hoạt của bé
- Khử trùng bình sữa, vật dụng của bé thường xuyên
- Chú ý vệ sinh khi chế biến thức ăn của con
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng của mẹ và bé đều lành mạnh, không có đồ cay, nóng
- Đưa con đi khám sức khỏe định kì
- Hạn chế cho con tiếp xúc với người bị bệnh
- Giữ ấm cơ thể cho bé khi thay đổi thời tiết
Thực đơn cho trẻ bị đi tướt
Khi bị đi tướt, thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong việc cân bằng hệ đường ruột của bé. Do đó, trẻ cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Thức ăn trẻ nên bổ sung
- Các loại thịt: heo, bò, gà, vịt, cá,..
- Rau xanh, củ quả: cải, xà lách, rau dền, cà chua,..
- Các loại đậu: đậu phộng, đậu đỏ, vừng, lạc,…
- Trứng
- Sữa, các chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua,..)
- Thực phẩm giàu kẽm: hàu, cua, sò,…
Trẻ cần kiêng một số loại thực phẩm
- Đồ ăn cay, nóng
- Thức ăn có mùi tanh, tươi sống, không chín kĩ
- Gạo
- Chuối
- Bánh mì nướng
- Nước ép trái cây
- Thức uống có gas
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị đi tướt phải làm sao? Trẻ nhỏ bị đi tướt có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị xơ gan an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị suy gan cấp an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm da tiếp xúc an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị máu nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm màng não an toàn và hiệu quả
Nguồn: Tham khảo