Trẻ bị máu khó đông có sao không? Nguyên nhân trẻ máu khó đông
Trẻ bị máu khó đông có sao không?
Trẻ bị máu khó đông là tình trạng thiếu hụt một hay nhiều yếu tố trong chuỗi đông máu khiến máu trẻ không thể đông lại như trẻ bình thường. Tuy nhiên, theo thống kê, tỉ lệ trẻ mắc bệnh này chỉ khoảng 1/10.000, rất hiếm gặp, thường xuất hiện ở trẻ trên 3 tuổi. Hiện tượng máu không đông chủ yếu nguy hiểm khi xảy ra bên trong cơ thể, hay các vị trí như mắt cá chân, khuỷu tay, đầu gối. Hơn nữa, bệnh có thể dẫn đến sự phá huỷ các mô, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Do đó, có thể nói, đây là chứng bệnh nguy hiểm, đòi hỏi can thiệp y tế phù hợp.
Nguyên nhân trẻ bị máu khó đông
Nguyên nhân gây bệnh máu khó đông là yếu tố di truyền, biểu hiện bởi khiếm khuyết một hoặc nhiều yếu tố trong chuỗi yếu tố quy định hình thành cục máu đông. Bệnh được phân biệt thành 3 loại khác nhau:
- Loại A: Thiếu yếu tố VIII, thường gặp nhất trong các trường hợp (trên 50%).
- Loại B: Thiếu yếu tố IX
- Loại C: Thiếu yếu tố XI, chỉ tồn tại khoảng 5% trường hợp, dạng nhẹ; thường không chảy máu tự phát mà chỉ xuất huyết sau phẫu thuật hay chấn thương.
Cách chăm sóc cho trẻ bị máu khó đông
Sau đây là những gợi ý về phương pháp chăm sóc cho trẻ bị rối loạn chảy máu:
- Hạn chế các va chạm mạnh gây tổn thương các đầu chi (khuỷu tay, đầu gối,..)
- Không tự ý sử dụng thuốc gây loãng máu
- Trao đổi với bác sĩ về tình trạng bệnh của bé trước khi kê đơn.
- Không thực hiện liệu pháp châm cứu với trẻ
- Hướng dẫn, nhắc nhở bé vệ sinh răng miệng
- Dẫn bé đi kiểm tra sức khoẻ răng định kì
- Trao đổi với nhà trường để hạn chế các hoạt động thể dục nặng
- Tránh cho con tham gia các bộ môn mang tính chất va chạm cường độ cao.
- Mang đồ bảo hộ cho trẻ khi chơi thể thao, tham gia giao thông
- Khuyến khích bé vận động, rèn luyện sức khoẻ
- Dọn dẹp các vật dụng cứng, sắc, nhọn,… ở xung quanh không gian sinh hoạt của trẻ.
Trẻ bị máu khó đông khi nào cần đi khám?
Ngay khi xuất hiện các biểu hiện của bệnh hoặc nghi ngờ, hãy đưa bé đến bệnh viện để làm các xét nghiệm chẩn đoán. Thông qua các nghiệp vụ, chuyên môn, việc xác định và điều trị sẽ nhanh chóng, hiệu quả hơn. Ngoài ra, các biến chứng của bệnh máu khó đông rất nguy hiểm, có thể cướp đi tính mạng của bệnh nhi. Do đó, cha mẹ không nên chủ quan, lơ đễnh với các biểu hiện sau va chạm của con. Việc chữa trị chậm trễ có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng: chảy máu nội tạng, nhiễm trùng, khớp bị tổn thương hoặc phá huỷ,…
Phòng ngừa máu khó đông cho trẻ
Các nghiên cứu cho thấy, bệnh máu khó đông là một rối loạn di truyền. Do đó, không có biện pháp phòng ngừa đặc trị. Tuy nhiên, phương pháp thụ thai trên ống nghiệm có thể giúp loại bỏ gen mang bệnh đối với các cặp đôi mắc bệnh hoặc mang gen gây bệnh rối loạn chảy máu.
Thực đơn cho trẻ bị máu khó đông
Nguồn dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc, phòng ngừa nguy cơ đối với trẻ mắc bệnh máu khó đông. Do đó, cha mẹ có thể tham khảo các gợi ý về thực đơn cho trẻ:
Thực phẩm cần bổ sung
- Thực phẩm giàu sắt: nho khô, đậu, các loại thịt đỏ,… khi mất máu, cơ thể cần bù đắp lượng sắt đáng kể.
- Thực phẩm chứa vitamin K: cải thảo, yến mạch, trà xanh,.. cung cấp yếu tố đông máu, hỗ trợ cho quá trình đông máu của cơ thể.
- Thực phẩm giàu vitamin C: táo, việt quất, đu đủ, kiwi,..giúp cải thiện quá trình hấp thu sắt và đông máu.
- Thực phẩm chứa vitamin B: cam, chuối, đậu nành, phô mai… hỗ trợ sản xuất và lưu thông máu.
- Thực phẩm giàu canxi: súp lơ xanh, hạnh nhân, măng tây, sữa,… cải thiện quá trình hình thành tiểu cầu và đông máu.
Thực phẩm cần hạn chế
- Gừng, tỏi, cao bạch quả
- Thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo bão hoà: bánh ngọt, nước ngọt, sữa nguyên béo,…
- Vitamin E, dầu cá: khiến quá trình chảy máu nghiêm trọng hơn.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị máu khó đông phải làm sao? Trẻ nhỏ bị máu khó đông có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị xơ gan an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị suy gan cấp an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm da tiếp xúc an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị máu nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm màng não an toàn và hiệu quả
Nguồn: Tham khảo