Trẻ bị nói mớ khi ngủ có sao không? Nguyên nhân trẻ bị nói mớ khi ngủ
1. Trẻ bị nói mớ khi ngủ có sao không?
Trẻ bị nói mớ khi ngủ được xem là một rối loạn xảy ra trong giấc ngủ. Những rối loạn thường xảy ra ở thời điểm chuyển giao giữa các giai đoạn giấc ngủ từ trạng thái đang thức chuyển sang đi ngủ hay từ trạng thái ngủ chập chờn chuyển sang trạng thái ngủ. Cũng giống như các vấn đề giấc ngủ phổ biến khác ở trẻ như: đái dầm hoặc mộng du, nói mớ khi ngủ thường không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, trong trường hợp nặng có thể ảnh hưởng xấu tới những người ngủ cùng trẻ.
2. Nguyên nhân trẻ bị nói mớ khi ngủ
- Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể khiến nói mớ khi ngủ. Nguyên nhân có thể xuất phát từ di truyền hoặc các rối loạn sức khỏe tâm thần.
- Nhiều trường hợp nói mớ khi ngủ thường do căng thẳng, bị sốt, sử dụng thuốc trị bệnh khác, lạm dụng chất kích thích hoặc do bị thiếu ngủ.
Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị nói mớ khi ngủ
Bố mẹ có thể giúp trẻ hạn chế tình trạng nói mớ bằng những cách:
1. Duy trì thói quen ngủ đúng giờ
Hãy tạo cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ:
- Có lịch ngủ với thời gian ngủ cố định cho trẻ.
- Duy trì những thói quen này cả trong những ngày cuối tuần và ngày nghỉ.
2. Cho trẻ ngủ đủ giấc
Hãy lưu ý sắp xếp thời gian cho trẻ được ngủ đủ giấc và đánh thức trẻ sau khi trẻ đã ngủ đủ. Khi được nghỉ ngơi tốt, tình trạng nói mới cũng sẽ được cải thiện.
3. Hoạt động nhiều vào ban ngày
- Cho trẻ chơi các trò chơi ngoài trời vào ban ngày hoặc có thể cho trẻ chơi những trò đơn giản, nhẹ nhàng như tô màu hoặc giải câu đố trước khi ngủ. Điều này sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn vào buổi tối.
- Nếu trẻ thức dậy vào lúc nửa đêm, hãy dỗ để trẻ chìm vào giấc ngủ. Không nên bày trò chơi để dụ trẻ ngủ tiếp vì sẽ khiến trẻ cho rằng bố mẹ muốn trẻ thức dậy vào lúc nửa đêm.
4. Đừng cho trẻ ăn quá nhiều trước khi đi ngủ
- Hãy cho trẻ ăn no vào bữa cơm tối nhưng đừng cho trẻ ăn quá nhiều trước khi đi ngủ
- Cho trẻ ăn tối cách khoảng 2 – 3 giờ trước giờ đi ngủ.
- Hãy cho trẻ ăn những món ăn nhẹ trước khi đi ngủ.
- Không cho trẻ uống những thức uống có chứa caffeine trước khi đi ngủ.
5. Phòng ngủ của trẻ
Hãy thiết kế không gian mà ánh mặt trời có thể chiếu vào phòng, điều này sẽ trẻ biết thời gian thức dậy. Không cho trẻ chơi trên giường vì giường là chỉ dùng để ngủ. Mẹ cũng có thể để đèn ngủ chiếu sáng nhẹ để giúp trẻ ngủ ngon hơn.
6. Đảm bảo trẻ cảm thấy thoải mái khi ngủ
Hãy chắc chắn rằng trẻ cảm thấy thoải mái khi ngủ:
- Hãy cho trẻ mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát.
- Chăn gối phải được sắp xếp gọn gàng để không hạn chế sự di chuyển của trẻ.
- Dọn dẹp phòng sạch sẽ, thông thoáng, chọn loại chăn đệm phù hợp cho trẻ
- Nhiệt độ phòng không được quá nóng hoặc quá lạnh.
Trẻ bị nói mớ khi ngủ khi nào cần đi gặp bác sĩ
Nếu trẻ thường xuyên nói mớ, nói to tiếng, hãy đưa trẻ đến gặp các chuyên gia sức khỏe. Nói mớ quá nhiều có thể là do căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm ở trẻ.
Phòng tránh nói mớ khi ngủ cho trẻ
- Tập cho trẻ thói quen ngủ lành mạnh từ sớm
- Duy trì môi trường ngủ: nhiệt độ, ánh sáng,… phù hợp cho trẻ
- Tránh thực phẩm dầu mỡ, thức ăn cay và đồ uống có gas trước khi ngủ để tránh tình trạng khó tiêu gây ảnh hưởng đến giấc ngủ
- Cho trẻ hoạt động thể thao như đạp xe, đi bộ,… để cải thiện chất lượng ngủ
Trẻ bị nói mớ khi ngủ nên ăn gì?
Bố mẹ cần lưu ý tránh thực phẩm dầu mỡ, thức ăn cay và đồ uống có gas trước khi ngủ cho trẻ để tránh gây khó tiêu. Đồng thời, cần cân bằng chế độ dinh dưỡng: chất xơ, chất đạm, chất béo,… trong mỗi bữa ăn của trẻ.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về tình trạng nói mớ khi ngủ ở trẻ phải làm sao? Cách chăm sóc cho trẻ và những lưu ý phòng tránh.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị xơ gan an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị suy gan cấp an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm da tiếp xúc an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị máu nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm màng não an toàn và hiệu quả
Nguồn: Tham khảo