Trẻ bị thiếu sắt có sao không? Nguyên nhân trẻ bị thiếu sắt
1. Trẻ bị thiếu sắt có sao không?
Sắt giúp các tế bào hồng cầu mang oxy đến khắp cơ thể và đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động chức năng của bộ não và cơ bắp. Trẻ bị thiếu sắt sẽ ảnh hưởng lâu dài đến phát triển thể chất và nhận thức, suy giảm chức năng miễn dịch. Thiếu sắt có thể không gây thiếu máu nhưng vẫn khiến trẻ chậm lớn.
2. Nguyên nhân trẻ bị thiếu sắt
- Trẻ sinh non và có cân nặng thấp thường dự trữ sắt kém hơn bình thường, khiến trẻ dễ bị thiếu chất sắt.
- Trẻ chỉ uống sữa bò: Sữa bò có ít chất sắt và cũng có thể gây cản trở khả năng hấp thụ sắt từ các nguồn thực phẩm khác.
- Chế độ ăn không cân bằng với thiếu tiêu thụ thực phẩm chứa sắt.
- Giai đoạn tăng trưởng cần nhiều chất sắt hơn trong chế độ ăn uống đi kèm với sự tăng trưởng tự nhiên và sản xuất tế bào hồng cầu. Nếu lượng sắt không tăng trong thời kỳ tăng trưởng, trẻ có thể bị thiếu chất sắt.
- Các vấn đề ở đường tiêu hóa chẳng hạn như sau khi phẫu thuật dạ dày, trẻ có thể gặp khó khăn khi hấp thụ sắt.
- Mất máu như thương tích hoặc chảy máu đường tiêu hóa. Mất quá nhiều máu có thể dẫn đến thiếu máu, thiếu sắt.
Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị thiếu sắt
Trong hầu hết các trường hợp, thiếu sắt ở trẻ em có thể được điều trị với lượng bổ sung sắt hàng ngày. Cha mẹ cần trao đổi với bác sĩ trước khi bổ sung sắt cho trẻ. Thông thường, sẽ mất đến 6 tháng để ổn định tình trạng thiếu sắt. Dưới đây là một số lời khuyên khi điều trị thiếu sắt ở trẻ em:
- Cần cho trẻ đi khám bác sĩ, bổ sung xét nghiệm để tìm nguyên nhân và có phương pháp can thiệp kịp thời, ví dụ như truyền máu.
- Các chất bổ sung sắt nên được dùng với dạ dày trống rỗng để hấp thụ sắt hiệu quả hơn.
- Tránh dùng sắt kèm với sữa, vì điều này sẽ làm giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể.
- Các thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt… có thể giúp hấp thu sắt.
Trẻ bị thiếu sắt khi nào cần đi gặp bác sĩ
Nếu bạn nghi ngờ trẻ có thể bị thiếu sắt, cha mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ để được kiểm tra tình trạng cụ thể. Trẻ thiếu sắt thường có các dấu hiệu như: Cáu gắt, ăn không ngon miệng, da xanh xao. Nếu thiếu máu nặng, trẻ dễ mệt khi hoạt động, tim đập nhanh, tim to và phù.
Phòng tránh thiếu sắt cho trẻ
- Chất sắt tốt nhất và dễ hấp thu nhất cho trẻ dưới 1 tuổi là sữa mẹ. Vì vậy, nên tiếp tục cho con bú ít nhất một năm. Nếu mẹ không có đủ sữa, hãy lựa chọn cho công thức bổ sung sắt theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Khi trẻ có thể tiêu thụ thức ăn, hãy chọn thực phẩm có nhiều chất sắt, chẳng hạn như các loại ngũ cốc cho em bé.
- Các nguồn cung cấp chất sắt tốt bao gồm rau xanh đậm, cá, gà, thịt đỏ và đậu.
- Trong độ tuổi từ 1-5 tuổi, lượng sữa bò tiêu thụ nên hạn chế khoảng 710ml mỗi ngày.
- Vitamin C giúp hấp thụ sắt. Tăng cường Vitamin C trong thực phẩm như: Cam, cà chua, dưa, dâu tây, bông cải xanh, khoai tây và kiwi.
- Đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ
Trẻ bị thiếu sắt nên ăn gì?
Những thực phẩm nên bổ sung khi thiếu sắt:
- Trứng các loại (trứng gà, trứng vịt).
- Gan (bò, lợn, gà, vịt, ngan) và các nội tạng khác (tim, thận).
- Thịt các loại: bò, lợn, gà, vịt.
- Cá, thủy sản: bao gồm cua biển, tôm, cá thu, trai, hàu, cá mòi, cá cơm.
- Các loại rau lá màu xanh như cần tây, rau đay, rau dền các loạ, lá lốt, rau ngót, rau bí, rau cải xanh, cải xoong.
- Quả chín: đu đủ, táo tây, hồng xiêm, lê,…
- Đậu đỗ như đỗ tương, đỗ đen, đỗ đỏ, đỗ xanh.
- Gạo lứt nhiều sắt hơn gạo xay xát kỹ.
Thực phẩm cần hạn chế
Một số thực phẩm cản trở sự hấp thu chất sắt như là:
- Thực phẩm có chứa axit oxalic: đậu phộng, cải bó xôi, ngò tây (ajwain) và chocolate.
- Thực phẩm có chứa Gluten: mì ống, các sản phẩm lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen và yến mạch.
- Thực phẩm có chứa Tanin: nho, ngô và cao lương (lúa miến).
- Thực phẩm có chứa Phytate hoặc acid phytic: Đậu, gạo nâu, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt.
- Thực phẩm giàu canxi: sữa và các sản phẩm từ sữa như pho mát, sữa chua, các loại hạt và chuối
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về tình trạng thiếu sắt ở trẻ phải làm sao? Cách chăm sóc cho trẻ và những lưu ý phòng tránh.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị trầy xước an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị kém tập trung an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị thiếu sức đề kháng an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị mất nước an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị trật khớp hàm an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị thiếu Canxi an toàn và hiệu quả
Nguồn: Tham khảo