Trẻ bị u máu có sao không? Nguyên nhân trẻ bị u máu
1. Trẻ bị u máu có sao không?
U máu thường là u bẩm sinh dạng lành tính được tạo bởi nhiều mạch máu phát triển tăng sinh quá mức, các mạch máu này không liên quan đến ung thư. U máu thường xuất hiện dưới dạng một nốt sáng đỏ ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể nhưng thường gặp ở vùng mặt, da đầu, vùng ngực và lưng. Trẻ nhỏ bị u máu thường gặp trong những tuần sau sinh và tăng sinh phát triển trong suốt năm đầu của cuộc đời trẻ.
2. Nguyên nhân trẻ bị u máu
U máu hình thành do nhiều mạch máu tập trung lại với nhau tạo thành đám lớn. Nguyên nhân các mạch máu tập trung thành đám như vậy đến thời điểm hiện tại vẫn chưa được xác định. Một số nghiên cứu trên thế giới chỉ ra các yếu tố thuận lợi có thể đưa đến hình thành u:
- Các tổn thương ở bánh nhau trong quá trình mang thai
- Di truyền
- Tăng huyết áp ở mẹ lúc mang thai
- Đa thai hoặc mang thai khi mẹ lớn tuổi (thường trên 40 tuổi)
- Trẻ sinh non, nhẹ cân, da trắng và giới tính nữ
Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị u máu
- Cần đưa trẻ đi đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác bệnh u máu, đồng thời phân biệt với các bệnh lý u máu khác như dị dạng mạch máu và có hướng điều trị phù hợp.
- Trong đa số các trường hợp, u máu không gây ra triệu chứng gì và không đòi hỏi điều trị. U máu trẻ em có thể tự khỏi khi trẻ lớn, tuy nhiên sẽ ảnh hưởng tới vấn đề thẩm mỹ ở trẻ. Chính vì vậy có thể tiến hành phẫu thuật tạo hình để giải quyết các di chứng về thẩm mỹ khi đứa trẻ đã lớn.
- Các biện pháp điều trị thường được áp dụng, bao gồm thuốc hoặc phẫu thuật: trong trường hợp trẻ có các khối u máu lớn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ hoặc xuất hiện ở những vị trí đặc biệt như: Xung quanh mắt, phẫu thuật sẽ được áp dụng đẻ loại trừ khối u.
- Ngoài ra u máu ngoài da có thể điều trị bằng tia laser: tia laser có tác dụng giảm đỏ, giảm kích thước khối u và thúc đẩy nhanh quá trình liền vết thương sau khi u máu tự thoái triển.
- U máu ngoài da sau khi biến mất thường để lại một vết rạn da. Các loại kem dưỡng ẩm có thể giải quyết được vấn đề này.
Trẻ bị u máu khi nào cần đi gặp bác sĩ
U máu là một bệnh lý lành tính, ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Thông thường, ở những trẻ có bị u máu, bệnh tình sẽ tiến triển tốt, tự thoái triển khi trẻ lớn nhất là trong khoảng từ 5 – 10 tuổi. Tuy nhiên gia đình nên đưa trẻ đi kiểm tra thường xuyên để tránh các khối u máu có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của các hệ cơ quan khi mà chúng phát triển quá mức về cả hình dạng và kích thước.
Phòng tránh u máu cho trẻ
Hiện tại vẫn chưa có biện pháp nào giúp phòng tránh được sự xuất hiện của u máu
Trẻ bị u máu nên ăn gì?
- Bổ sung một số loại thực phẩm giàu chất đạm như: cá hồi, tôm, cua, thịt đỏ, trứng, sữa, bơ…
- Nên ăn những thực phẩm giàu vitamin: Các loại trái cây, rau củ giàu vitamin A, B1, B2, B5, B6, C,… như súp lơ xanh, bắp cải, cải thảo, cải bó xôi, cam, chanh, bưởi, cà chua, táo,…
- Không nên ăn các sản phẩm chế biến sẵn, đóng hộp
- Không nên ăn các món ăn nhiều dầu mỡ, các món mặn
- Không nên dùng thực phẩm có chứa chất kích thích: cà phê, rượu bia,v.v…
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về tình trạng u máu ở trẻ phải làm sao? Cách chăm sóc cho trẻ và những lưu ý phòng tránh.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị xơ gan an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị suy gan cấp an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm da tiếp xúc an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị máu nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm màng não an toàn và hiệu quả
Nguồn: Tham khảo