Trẻ nhỏ bị suy gan cấp có sao không? Nguyên nhân trẻ nhỏ bị suy gan cấp
1. Trẻ nhỏ bị suy gan cấp có sao không?
Suy gan cấp là tình trạng tổn thương tế bào gan do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến các biểu hiện: vàng da, rối loạn đông máu, bệnh lý não gan (hôn mê gan), suy đa tạng… Trẻ nhỏ bị suy gan cấp nếu không điều trị hợp lý sẽ xảy ra nhiều biến chứng, bao gồm: phù não, rối loạn chảy máu, nhiễm trùng, suy thận, hôn mê, thậm chí là tử vong.
2. Nguyên nhân trẻ nhỏ bị suy gan cấp
- Sử dụng thuốc quá chỉ định hoặc ngộ độc hóa chất như: thủy ngân, kim loại nặng, các loại nấm chứa độc tố.
- Nhiễm trùng là một nguyên nhân gây suy gan cấp tương đối phổ biến ở trẻ nhỏ. Nhiễm khuẩn từ các loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng như: Herpes simplex, adenovirus, viêm gan, parvovirus, virus cytomegalo, herpes,…
- Hệ miễn dịch: Suy gan do viêm gan tự miễn, suy gan trong các bệnh hệ thống, rối loạn miễn dịch, suy giảm miễn dịch, hội chứng thực bào máu.
- Tình trạng tim mạch: Oxy hóa qua màng ngoài cơ thể, hội chứng thiểu sản tim trái, ngạt, viêm cơ tim, suy gan do shock và suy đa phủ tạng.
- Bệnh lý rối loạn chuyển hóa: Bệnh Wilson, thiếu hụt alpha 1 antitrypsin, tyrosinemia, galactosemia; rối loạn chuyển hóa acid amin, rối loạn chuyển hóa acid béo, rối loạn chuỗi hô hấp tế bào…
- Các bệnh hiếm: rối loạn chuyển hóa sắt sơ sinh, bệnh lý mô bào…
Phương pháp chăm sóc cho trẻ nhỏ bị suy gan cấp
Quá trình điều trị suy gan cấp cần được thực hiện chăm sóc đặc biệt. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng tổn thương gan để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Đồng thời, gia đình cũng cần lưu ý:
- Cần cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng. Nên ưu tiên chuyển sang chế biến theo cách luộc, hầm hoặc là hấp và chọn thức ăn dễ tiêu hóa.
- Khi chế biến thực phẩm thì cần chế biến chín kỹ, đảm bảo ăn chín uống sôi.
- Không ăn lòng đỏ trứng. Nên dùng các loại thịt cá nạc, đậu hũ…
- Nếu tình trạng bệnh nặng hơn, bắt đầu có các triệu chứng vật vã, lơ mơ thì phải giảm lượng đạm, giảm chất béo.
- Không dùng thức ăn có nhiều cholesterol như óc, tim, gan, lòng heo, lòng đỏ trứng vì có thể dẫn đến không tiêu hóa hết các chất béo.
- Bổ sung rau quả tươi cung cấp chất khoáng và vitamin cần thiết để gan hoạt động bình thường trở lại.
- Thận trọng khi sử dụng các loại thuốc vì một số thuốc có thể gây độc cho gan như thuốc an thần, thuốc giảm đau – chống viêm.
- Nếu trẻ bị nôn ói liên tục hoặc tiêu chảy nhiều, cần nhập viện để truyền dịch và nuôi ăn bằng truyền dịch.
- Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn từng ít một, không ăn quá no.
- Có thể cho trẻ ăn nhiều hơn vào buổi sáng, còn chiều tối ăn nhẹ hoặc uống sữa để tránh đầy bụng.
Trẻ nhỏ bị suy gan cấp khi nào cần đi gặp bác sĩ
Viêm gan cấp là bệnh nguy hiểm với phần trăm tử vong cao. Vì vậy phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay khi nghi ngờ. Triệu chứng của bệnh suy gan cấp phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh:
- Thông thường sẽ có những biểu hiện như: đau dạ dày, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn và nôn, vàng da hoặc vàng mắt. Tình trạng bệnh diễn ra trong vòng vài ngày hoặc kéo dài đến 10 tuần.
- Với những trẻ sơ sinh và nhỏ hơn 28 ngày tuổi, triệu chứng của bệnh không rõ ràng.
- Với trẻ trên 28 ngày tuổi, bệnh nhi có thể cáu kỉnh, khóc nhiều và cảm thấy khó chịu
- Với những trẻ lớn hơn, thường cáu kỉnh, khó ngủ, hay quên đồ, bối rối. Hoặc thường xuyên cảm thấy buồn ngủ, tình trạng tăng kích động hoặc co giật.
Phòng tránh suy gan cấp cho trẻ
Để phòng bệnh suy gan cấp tính hiệu quả thì việc đầu tiên là phải cẩn trọng khi sử dụng thuốc điều trị bệnh. Ngoài ra để phòng bệnh suy gan cấp cần:
- Sử dụng đúng thuốc, đủ liều, tránh lạm dụng thuốc và uống thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Tiêm vaccine phòng các bệnh viêm gan và hạn chế các con đường lây truyền bệnh viêm gan.
- Xây dựng cho trẻ một lối sống lành mạnh, tránh thực phẩm có cồn.
- Chế độ dinh dưỡng an toàn, vệ sinh thực phẩm, tươi ngon.
Trẻ nhỏ bị suy gan cấp nên ăn gì?
- Thực phẩm giàu chất đạm, điển hình như thịt, cá, trứng, sữa…
- Bổ sung trái cây, rau xanh vitamin cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm như cà chua, bầu, bí, bắp cải, cam, quýt, táo tàu…
- Một số loại thực phẩm điển hình rất phù hợp với người bị bệnh gan như: bánh mỳ, bột mỳ, gạo tẻ, các loại đậu như đậu xanh, đậu đen và đậu tương bởi nó giúp làm mát gan.
- Nên ăn nhiều sữa chua để giúp làm mát gan, ức chế sự hoạt động của các virus gây hại.
- Nên uống nhiều nước hơn mỗi ngày, ít nhất là uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về tình trạng suy gan cấp ở trẻ phải làm sao? Cách chăm sóc cho trẻ và những lưu ý phòng tránh.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị trầy xước an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị kém tập trung an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị thiếu sức đề kháng an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị mất nước an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị trật khớp hàm an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị thiếu Canxi an toàn và hiệu quả
Nguồn: Tham khảo