Sàng lọc trước sinh là một việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp cha mẹ yên tâm hơn khi biết được sự phát triển của bé trong bụng mẹ có bình thường hay không. Ngày nay với sự phát triển của y học hiện đại, không nhất thiết sau khi sinh mới có thể phát hiện những dị tật bẩm sinh ở trẻ.
Việc tầm soát và phát hiện dị tật trong giai đoạn thai kỳ các bác sĩ có thể chẩn đoán nguy cơ dị tật bẩm sinh. Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ những vấn đề xoay quanh việc xét nghiệm sàng lọc thì hãy cùng Medplus tìm hiểu những thông tin hữu ích qua bài viết này.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:
1. Tầm Quan Trọng Của Sáng Lọc Trước Sinh
Khi chưa hiểu được tầm quan trọng của việc sàng lọc trước sinh nhiều người vẫn còn băn khoăn liệu rằng có cần thiết phải sàng lọc trước sinh không? Vậy chúng ta cùng điểm qua những thống kê dưới đây để có được câu trả lời thỏa đáng nhất!
Mang thai là giai đoạn nguy hiểm khiến nhiều bậc phụ huynh vô cùng lo lắng về sự phát triển của con yêu trong bụng mẹ. Vì ngày nay với sự phát triển hiện đại của cuộc sống kèm theo đó là vấn đề môi trường ô nhiễm, nguồn thực phẩm bẩn gây nguy cơ dị tật bẩm sinh của trẻ trong giai đoạn thai kỳ rất cao.
Điều này đã được minh chứng qua những con số cụ thể, theo tổ chức y tế thế giới WHO tỷ lệ trẻ sơ sinh bị dị tật bẩm sinh đang ở mức 1.73%. Đồng nghĩa với việc trên thế giới mỗi năm có đến 8 triệu trẻ bị dị tật bẩm sinh. Đây là một con số báo động, không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển khoẻ mạnh của trẻ còn gây ra tổn thương về mặt tinh thần cho cha mẹ.
Tại Việt Nam tỷ lệ trẻ mắc dị tật bẩm sinh cao hơn mức trung bình của thế giới dao động ở mức 2 – 3%. Một số dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ như bệnh Down, thiếu men G6DP, dị tật do thừa nhiễm sắc thể…
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn quan trọng dễ xảy ra dị tật bẩm sinh, vì khi này các bộ phận của bé đang trong giai đoạn hình thành. Tuy nhiên trong các tháng tiếp theo cũng không loại trừ nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh.
Để hạn chế tình trạng này, bằng cách làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh chúng ta có thể có những quyết định để cải thiện giống nòi, phát hiện sớm các bệnh lý để trẻ có sức khỏe tốt và phát triển bình thường sau khi chào đời là điều cần thiết.
2. Sàng Lọc Trước Sinh Là Gì?
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh là là tổng hợp những phương pháp y học hiện đại thông qua kết quả của các xét nghiệm thu được các bác sĩ sẽ có chẩn đoán và sàng lọc dị tật bẩm sinh ở trẻ. Từ đó gia đình sẽ có quyết định tốt nhất cho cả mẹ và bé tuỳ theo tình trạng ở mỗi trẻ.
Để thực hiện sàng lọc trước sinh bao gồm việc khám sàng lọc và các xét nghiệm theo từng tuần cụ thể của thai kỳ, nhằm theo dõi sự phát triển của thai nhi để có kết quả chính xác nhất những dị tật ở trẻ nằm ở bộ phận nào và các bệnh bẩm sinh thường gặp.
3. Đối Tượng Nên Sàng Lọc Trước Sinh
Có phải khi mang thai các sản phụ đều nên sàng lọc trước sinh không? Thật ra sàng lọc trước sinh là một việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng. Chính vì vậy để đảm bảo cho sự phát triển của trẻ như bao đứa trẻ bình thường khác cha mẹ không nên bỏ qua loại xét nghiệm này.
Tuy nhiên cũng có một số đối tượng nguy cơ nhất định phải làm xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi bao gồm:
- Phụ nữ lớn tuổi mới mang thai, thường từ 35 tuổi trở đi.
- Đã từng bị sảy thai, thai chết lưu không rõ nguyên nhân và có sức khoẻ kém.
- Trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên lại mắc các bệnh như cảm cúm, thuỷ đậu, sởi…
- Thường xuyên có tâm trạng lo âu căng thẳng.
- Tiếp xúc với môi trường độc hại trong thời gian dài.
- Thường xuyên sử dụng chất kích thích, hoặc sử dụng thuốc tránh thai nhưng vẫn mang thai.
- Có tiền sử gia đình có người bị dị tật hoặc các bệnh bẩm sinh.
- Sử dụng các loại thuốc có thành phần kháng sinh chống chỉ định với người mang thai.
Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về vấn đề sàng lọc trước sinh có ý nghĩa như thế nào đến cả mẹ và bé trong giai đoạn quan trọng của cuộc đời. Để rồi bạn có được những kiến thức và sự chuẩn bị thật tốt tạo nên một lộ trình hoàn hảo chào đón bé yêu đến với thế giới này!
Nguồn tham khảo: