Sinh tố, nước ép là một trong những nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho mọi người, kể cả người ăn chay. Giá trị dinh dưỡng của một ly sinh tố có thể thay đổi đáng kể dựa trên các thành phần cụ thể được sử dụng để làm sinh tố. Chẳng hạn, sinh tố làm từ sữa chua nguyên kem sẽ có nhiều chất béo hơn sinh tố làm từ nước hoặc sữa chua không béo. Cùng Songkhoe.Medplus khám phá những món sinh tố cho người ăn chay cung cấp nhiều dinh dưỡng nhé.
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:
- Cách làm 10 món ăn từ sườn non chay thơm ngon cho ngày Rằm
- Công thức 10 món ăn chay từ đậu phụ thơm ngon, dễ nấu cho ngày chay
- TOP 10+ món ăn chay từ rau thanh đạm, đơn giản dễ làm ngay tại nhà
1. Sinh tố táo và chuối
Hàm lượng dinh dưỡng có trong táo và chuối
Táo
- Carbs
- Chất xơ
- Vitamin C
- Kali
- Vitamin K
- Mangan
- Đồng..
Chuối
- Calo
- Nước
- Protein
- Carbohydrate
- Đường
- Chất xơ
- Chất béo
- Vitamin C
- Kali
- Mangan…
Lợi ích sức khỏe
Khi chọn sinh tố cho người ăn chay không nên bỏ qua món sinh tốt táo và chuối. Hàm lượng kali dồi dào có trong táo và chuối sẽ giúp ngăn ngừa các tình trạng phù nề, chuột rút. Ngoài ta kali còn là chất cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ thể. Chất điện giải này giúp cho chức năng thần kinh và việc vận chuyển các chất dinh dưỡng vào các tế bào và đưa các chất thải ra, điều hòa nhịp tim,…
Chất xơ giúp bạn giải quyết các tình trạng táo bón khi ăn chay. Khi vào cơ thể, chất xơ có tác dụng đẩy nhanh chất thải ra khỏi ống tiêu hoám giảm thời gian vận chuyển trong ruột già, tăng tần suất và khối lượng phân, tăng lượng nước trong phân, từ đó giúp phòng và điều trị táo bón.
Ngoài ra vitamin C có trong chuối và táo còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, giúp kiểm soát huyết áp cao, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, giảm nồng độ axit uric trong máu và giúp ngăn ngừa các cơn gút…
Xem thêm:
- 10+ nhóm chất để ăn chay đủ chất dinh dưỡng, khoa học nhất 2023
- [Có ảnh] Tháp dinh dưỡng cho người ăn chay 2023: Hướng dẫn cách ăn chay đủ chất nhất
2. Sinh tố bơ và chuối
Hàm lượng dinh dưỡng của bơ và chuối
Chuối
- Calo
- Nước
- Protein
- Carbohydrate
- Đường
- Chất xơ
- Chất béo
- Vitamin C
- Kali
- Mangan…
Bơ
- Nước
- Chất béo
- Cacbonhydrate
- Chất xơ
- Protein
- Vitamin C
- Vitamin K
- Vitamin E
- Kali
- Folate…
Lợi ích
Kali giúp điều hòa co thắt cơ bắp và tim, cân bằng nước và chất điện giải trong cơ thể. Đặc biệt người ăn chay bổ sung đủ lượng kali sẽ giúp ổn định huyết áp, ngăn ngừa các tình trạng tăng huyết áp hay tụt huyết áp. Ngoài ra, bà bầu ăn chay thì ka li còn giúp giảm tình trạng chuột rút khi mang thai.
Folate (vitamin B9) được biết đến là dưỡng chất cần thiết cho sự tạo thành tế bào hồng cầu, giúp đảm bảo lượng máu cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra lượng vitamin dồi dào có trong bơ và chuối còn là nguồn năng lượng tuyệt vời cho các hoạt động của cơ thể. Vừa đảm bảo dinh dưỡng sức khỏe, vừa đẹp da lại không lo mất kiểm soát cân nặng.
Xem thêm: Bà bầu uống sinh tố bơ được không? 5 công dụng cho sức khỏe bà bầu
3. Sinh tốt cam cà rốt
Hàm lượng dinh dưỡng của cam và cà rốt
Cam
- Calo
- Nước
- Protein
- Carbs
- Đường
- Chất xơ
- Chất béo
- Vitamin C
- Kali
- Canxi
- Chất xơ
Cà rốt
- Vitamin A
- Vitamin C
- Vitamin K
- Vitamin B6
- Kali
- Foleta
- Sắt
- Mangan
- Đồng…
Lợi ích sức khỏe
Cà rốt và cam có lượng viatmin C dồi dào. Vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ dị ứng. Vitamin B6 và axit folic giúp phát triển não. Kali có trong cam và cà rốt giúp kiểm soát huyết áp, duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể, ngăn ngừa các vấn đề căng thẳng hay mệt mỏi,…
4. Sinh tố cà chua
Hàm lượng dinh dưỡng của cà chua
- Nước
- Protein
- Carbonhydrate
- Đường
- Chất xơ
- Vitamin A
- Vitamin D
- Vitamin C
- Các loại vitamin B
- Folate
- Canxi
- Sắt
- Magie…
Lợi ích
Sinh tố cà chua chứa rất ít carbohydrate. Do đó giúp lượng đường huyết trong cơ thể duy trì ở mức vừa phải. Đối với các bà bầu đang bị tiểu đường, các vitamin và các hợp chất quan trọng như Lycopene trong sinh tố cà chua sẽ khiến tình trạng bệnh tiểu đường của bạn trở nên tốt hơn.
Kali trong cà chua giúp cải thiện lưu thông máu, ổn định nhịp tim, giảm các triệu chứng huyết áp cao, căng thẳng, stress. Ngoài ra, trong cà chua còn có dưỡng chất folate có tác dụng làm giảm homocysteine trong máu, chống giảm trí nhớ…
5. Sinh tốt đu đủ
Hàm lượng dinh dưỡng của đu đủ
- Chất xơ
- Kali
- Vitamin A
- Vitamin C
- Vitamin E
- Folate
- Magiê
- Canxi
- Photpho
- Magiê
- Sắt
- Thiamin
- Riboflavin…
Lợi ích
Sinh tố đu đủ chứa hàm lượng beta caroten nhiều hơn so với các loại sinh tố khác. Đây là một tiền chất của vitamin A và khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A. Vì thế chất này có vai trò chống oxy hóa mạnh, giúp cơ thể có thể kháng lại được một số bệnh nguy hiểm.
Các vitamin C, E và A giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa cholesterol, hạn chế các mảng bám vào thành mạch máu, gây tắc nghẽn mạch và làm máu không lưu thông được máu. Do đó đu đủ được xem là phương pháp đơn giản nhất để phòng và trị xơ vữa động mạch.
Ngoài ra, đu đủ còn giàu chất xơ nên có thể làm giảm mỡ máu, hạn chế nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
3. Lưu ý khi sử dụng nước ép cho người ăn chay
Trái cây rất tốt, là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho mọi người không chỉ riêng người ăn chay. Để an toàn sức khỏe cho cơ thể, trước khi dùng trái cây làm sinh tố bạn cần lưu ý những điều sau:
- Kiểm tra trái cây còn tươi không, còn sử dụng được không. Nếu trái cây có hiện tượng hư, hỏng, héo úng thì không nên dùng. Chọn mua trái cây phải có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.
- Chọn mua trái cây tươi ngon và tự làm sinh tố tại nhà sẽ đảm bảo dinh dưỡng và an toàn hơn.
- Cơ địa mỗi người là khác nhau, do đó khi chọn sinh tố trái cây cũng phải lưu ý.
- Không nên kết hợp nước ép trái cây và sinh tố với nhau. Cách làm này sẽ làm tăng lượng đường quá mức mà cơ thể cần.
- Chỉ nên ăn 2 – 3 ly sinh tố mỗi tuần và mỗi lần 1 ly. Ăn sinh tốt sau bữa ăn từ 1 – 2 giờ bạn nhé.
Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Nguồn: Tổng hợp