Trẻ nhỏ bị bệnh Basedow có sao không?
Trẻ nhỏ bị bệnh Basedow là tình trạng xuất hiện bướu cổ do tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc rối loạn. Bệnh Basedow được xem là bệnh nghiêm trọng, cần được điều trị và can thiệp y tế đúng cách. Bệnh còn có thể gây ra các biến chứng liên quan đến khả năng phát triển của bé: chậm phát triển chiều cao, chậm dậy thì, nhịp tim chậm, thiểu năng, loãng xương… Tuy nhiên, bệnh khá khó phát hiện trong thời gian đầu do các triệu chứng dễ gây nhầm lẫn.
Bệnh Basedow ở trẻ em rất khó nhận biết vì không triệu chứng cụ thể và dễ nhầm lẫn. Vì thế bố mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám ngay từ khi nhận thấy những bất thường.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị bệnh Basedow
Các nguyên nhân gây ra bệnh Basedow ở trẻ nhỏ:
- Di truyền từ mẹ sang con
- Di truyền trong gia đình
- Do ảnh hưởng của các rối loạn khác: bệnh Celiac, đái tháo đường loại 1, lupus ban đỏ,…
- Chế độ ăn thiếu I-ốt
- Suy giáp bẩm sinh
Dấu hiệu trẻ nhỏ bị bệnh Basedow
Các dấu hiệu nhận biết bướu basedow ở trẻ em có thể hơi khác biệt so với người lớn, đặc biệt ở những trẻ bình thường đã năng động. Những triệu chứng bệnh basedow có thể nhận thấy ở trẻ em bao gồm:
- Giảm cân hoặc khó tăng cân dù ăn nhiều hơn bình thường
- Mạch nhanh hoặc không đều, tăng huyết áp, run rẩy
- Rụng tóc
- Mệt mỏi, yếu ớt
- Khả năng chịu nóng kém, tăng tiết mồ hôi
- Khó chịu và hay thay đổi tâm trạng
- Thiếu tập trung, dễ nhầm lẫn với bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý hay rối loạn lo âu
- Quấy khóc hay la hét bất ngờ
- Tăng trưởng nhanh sau đó chậm lại và cuối cùng có thể khiến trẻ có tầm vóc nhỏ bé
- Những bé gái tuổi vị thành niên có thể có kinh nguyệt ít và không đều như bình thường
- Tuyến giáp tăng sinh gây ra bướu cổ (nằm ngay phía trên xương đòn)
Khó nuốt - Mắt lồi, dễ kích ứng và nhạy cảm với ánh sáng
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị bệnh Basedow
Dưới đây là những gợi ý về biện pháp chăm sóc trẻ khi mắc bệnh Basedow:
- Đưa trẻ đến bệnh viện sớm để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
- Điều chỉnh lượng dinh dưỡng phù hợp với bé: Nên cho trẻ ăn các thực phẩm giàu Canxi, Vitamin D, Magie, Selen. Và hạn chế các loại thực phẩm như thịt động vật, thực phẩm chứa Gluten, Iot.
- Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ
- Nhắc nhở và cho bé uống thuốc đúng giờ, đúng cử
- Theo dõi các biểu hiện, tiến triển của trẻ.
- Chú ý vệ sinh cơ thể cho trẻ
- Hạn chế gây áp lực, tâm trạng căng thẳng cho trẻ
- Khuyến khích bé vận động nhẹ, điều độ
- Tập các thói quen tốt: giờ giấc sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục hằng ngày, ngủ đúng giờ,…
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị bệnh Basedow
Hầu hết trường hợp mắc bệnh đều liên quan đến di truyền, do đó, chưa có biện pháp phòng tránh hiệu quả. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần lưu ý:
- Cung cấp lượng i-ốt cần thiết trong chế độ ăn
- Đưa trẻ đi khám định kì
- Theo dõi các biểu hiện của trẻ và cột mốc phát triển
- Tạo ra chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé
- Tạo điều kiện cho con vận động thường xuyên, giúp cha mẹ dễ dàng quan sát khả năng phát triển của bé
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị bệnh Basedow phải làm sao? Trẻ nhỏ bị bệnh Basedow có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị trật khớp hàm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị căng thẳng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thiếu máu huyết tán có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang cắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị gãy chân có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị điện giật có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo