Trẻ nhỏ bị bước hụt chân khi ngủ có sao không?
Bước hụt chân là một trong những giấc mơ kỳ lạ nhưng rất phổ biến và hay xuất hiện mỗi khi bắt đầu chìm dần vào giấc ngủ. Đây là hiện tượng bình thường và phần lớn trường hợp sẽ không gây hại cho cơ thể. Thông thường, trẻ nhỏ bị bước hụt chân khi ngủ dễ gặp giấc mơ như là hụt chân khi đang bước xuống bậc thang hoặc rơi tự do trong không trung khiến trẻ giật mình thức giấc.
Nếu tình trạng bước hụt chân có chiều hướng xấu đi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ của trẻ, thì nên sớm đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị bước hụt chân khi ngủ
Các nhà khoa học giải thích, đây không đơn thuần chỉ là một giấc mơ bình thường mà là hiện tượng “Hypnic jerk”. Hiểu đơn giản là cơ bắp bị co giật trong khi ngủ, đặc biệt là ở chân và vô tình co bóp đột ngột. Về bản chất, hiện tượng giật cơ lúc ngủ có thể là dấu hiệu của sự chuyển giao cuối cùng giữa sự dẫn truyền thần kinh kích thích hỗ trợ sự tỉnh táo và dẫn truyền thần kinh ức chế làm giảm sự tỉnh táo, thúc đẩy giấc ngủ.
[elementor-template id="263870"]
Dấu hiệu trẻ nhỏ bị bước hụt chân khi ngủ
Bước hụt chân khi ngủ là tình trạng giật cơ lúc ngủ (hypnic jerk) xảy ra khi các cơ bắp, đặc biệt là ở chân, vô tình co bóp đột ngột. Phản ứng này giống như tình trạng giật mình khi ngủ.
Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị bước hụt chân khi ngủ
Các chuyên gia khẳng định, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường và vô hại đối với cơ thể. Nó thường xảy ra khi cơ thể mệt mỏi, hoặc chịu nhiều căng thẳng, áp lực. Nhưng đối với một số trẻ có thể trạng không tốt, nhiều lần giật mình sẽ ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ, thậm chí về lâu dài có thể khiến trẻ bị mất ngủ. Từ đó dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực lên sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị bước hụt chân khi ngủ
- Để có giấc ngủ sâu, hãy cho trẻ tập bài tập thư giãn cơ bản để giải tỏa căng thẳng trước khi ngủ.
- Xây dựng giấc ngủ lành mạnh. Đảm bảo không gian ngủ sạch sẽ, yên tĩnh và hạn chế ánh sáng sẽ giúp cải thiện giấc ngủ.
- Chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng đối với giấc ngủ. Các chuyên gia cho rằng, nếu cơ thể thiếu các chất như magie, canxi, sắt sẽ có nguy cơ đối mặt với những giấc mơ hụt chân nhiều hơn.
- Hạn chế thực phẩm có chứa chất kích thích như caffein.
Phòng tránh bước hụt chân khi ngủ cho trẻ
- Không nên cho trẻ chơi điện thoại hay tiếp xúc với các thiết bị điện tử 2 tiếng trước khi đi ngủ.
- Uống đủ nước. Thường xuyên tập thể dục, chơi các môn thể thao vận động ngoài trời.
- Đảm bảo không gian ngủ yên tĩnh, sạch sẽ thoáng mát, thoải mái và hạn chế ánh sáng.
- Cân bằng dinh dưỡng. Bổ sung các chất như magie, canxi, sắt cho trẻ để đảm bảo trẻ luôn khỏe mạnh và có đủ năng lượng.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị bước hụt chân khi ngủ phải làm sao? Trẻ nhỏ bị bước hụt chân có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị trật khớp hàm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị căng thẳng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thiếu máu huyết tán có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang cắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị gãy chân có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị điện giật có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo