Trẻ nhỏ bị cước tay chân có sao không?
Trẻ bị cước tay chân là tình trạng cơ thể bé phản ứng với khí hậu lạnh, khiến các động mạch hay tĩnh mạch bị co lại, tạo ra các nốt hoặc mảng da có màu đỏ, tím. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và người già, đặc biệt là vào thời gian khí hậu lạnh ẩm. Tuy không phải bệnh quá nguy hiểm, trẻ vẫn phải đối mặt với nhiều cảm giác khó chịu (ngứa, đau, tự ti, khó chịu,…) khi mắc bệnh này. Từ đó, bệnh gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống hằng ngày của bé và gia đình.
[elementor-template id="263870"]
Ngay khi phát hiện tình trạng bệnh, bố mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị cước tay chân
Theo các bác sĩ, nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh cước ở trẻ là do sự co lại của mạch máu nhỏ trong cơ thể bé khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp. Bệnh thường biểu hiện sau khi tiếp xúc vài giờ. Tuy nhiên, một số trường hợp khác ghi nhận được, sau khi tiếp xúc lại với ánh nắng mặt trời, gây ra hiện tượng rò rỉ máu ở các mô và tạo ra vết sưng. Bệnh có xu hướng xuất hiện ở vùng da ít có máu đi qua, cụ thể là các đầu chi. Ngoài ra, biểu hiện và nguy cơ mắc bệnh cao hơn khi có các yếu tố:
- Bệnh sử gia đình
- Suy dinh dưỡng, quá gầy
- Mắc các bệnh liên quan đến mô liên kết: Lupus ban đỏ, rối loạn tủy xương, xơ cứng bì,…
Dấu hiệu trẻ nhỏ bị cước tay chân
Bệnh cước chân tay có một số triệu chứng cơ bản như:
- Các ngón chân, ngón tay bị đỏ hết lên, có cảm giác rất ngứa, rát khó chịu.
- Những vùng bị cước có khi còn xuất hiện thêm các mụn nước. Để lâu có thể gây nhiễm trùng dẫn đến bị lở loét.
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị cước tay chân
Bố mẹ không nên tự ý điều trị cho trẻ mà hãy đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám. Tùy vào tình hình bệnh, bác sĩ có thể sẽ cho trẻ dùng kem bôi để giảm ngứa và viêm. Nếu có bội nhiễm, bác sĩ sẽ cho phép sử dụng kháng sinh dạng thuốc bôi hoặc dạng uống tùy mức độ nặng. Đồng thời, bố mẹ cũng cần lưu ý:
- Bôi thuốc hoặc dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ
- Đảm bảo vệ sinh vùng da bị tổn thương. Không cho trẻ gãi vào vùng da bị ngứa
- Chườm nóng nhằm giảm cảm giác ngứa trên da
- Đưa trẻ đi tái khám đúng hẹn
- Cung cấp chế độ dinh dưỡng: Uống nhiều nước lọc, trái cây tươi, rau xanh,…
- Vệ sinh không gian sinh hoạt cũng như đồ dùng hằng ngày của bé
- Giữ ấm cơ thể, tay chân bằng quần áo có độ ấm phù hợp
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị cước tay chân
- Cho trẻ mặc đủ ấm. Sử dụng quần áo có chất liệu giữ nhiệt tốt
- Giữ ấm mặt, tay, chân cho con vào mùa đông
- Hạn chế tiếp xúc với các chất liệu dễ gây kích ứng da như len, da,…
- Thường xuyên cho trẻ ngâm tay, chân vào nước ấm trong vài phút
- Hạn chế các thức uống có caffein giúp tránh hiện tượng co mạch
- Nhắc nhở trẻ tự giữ ấm cho bản thân khi ra ngoài
- Chuẩn bị dụng cụ, quần áo cho mùa đông trước khi vào mùa
- Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên, tránh ngồi thụ động một chỗ
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị cước tay chân phải làm sao? Trẻ nhỏ bị cước tay chân có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị trật khớp hàm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị căng thẳng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thiếu máu huyết tán có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang cắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị gãy chân có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị điện giật có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo