Trẻ nhỏ bị dị ứng mật ong có sao không?
Trẻ nhỏ bị dị ứng mật ong khi cơ địa quá mẫn cảm với các thành phần trong mật ong hoặc dị ứng phấn hoa. Tuy nhiên, thông thường lượng phấn hoa trong mật ong rất ít. Nếu sản phẩm mật ong được sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt thì liều lượng được quản lí chặc chẽ. Vì vậy, trường hợp dị ứng da thường xảy ra rất hiếm. Mặc dù dị ứng mật ong không quá nguy hiểm nhưng nó làm cho hệ miễn dịch bị suy yếu đi nếu xảy ra nhiều lần.
Mật ong được xem là thực phẩm an toàn với trẻ nhỏ, tuy nhiên không được sử dụng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị dị ứng mật ong
Mặc dù đem lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng bản thân mật ong cũng có thể là chất gây dị ứng. Trong quá trình sản xuất, mật ong có thể bị lẫn phấn hoa từ các loài cây khác, chẳng hạn như:
- Hoa nhãn
- Hoa vải
- Hoa hướng dương
- Bạch đàn
- Hoa điều
- Hoa tràm
- Hoa bạc hà
- Hoa tam giác mạch
- Hoa chôm chôm
Nếu bị dị ứng phấn hoa, trẻ cũng có thể bị dị ứng với một số loại mật nhất định. Trong nhiều trường hợp, phấn hoa mới chính là nguyên gây ra phản ứng.
Dấu hiệu trẻ nhỏ bị dị ứng mật ong
- Vùng da tiếp xúc với mật ong: ngứa da chi chích, nổi mẩn đỏ, bệnh nổi mề đay hoặc phớt hồng ngoài da.
- Nổi mẩn ngứa trên da: Nổi mẩn ngứa hay phát ban qua da đều sẽ gây ngứa ngáy. Nếu tình trạng nặng hơn, trẻ có thể bị viêm da do dị ứng.
- Mắt sưng: Mắt sưng và đỏ, có thể gây cảm giác đau nhứt, mí mắt bị bụp.
- Nghẹt mũi: Kèm theo triệu chứng đó là chảy nước mũi, hắt hơi liên tục. Trường hợp xấu có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp gây khó thở.
- Những dấu hiệu dị ứng tập trung như: Sưng môi, buồn nôn, tối loạn tiêu hóa. Các dấu hiệu dị ứng có thể lan ra toàn thân làm cho da sưng phù, bị trầy do gãi dẫn tới nhiễm trùng, chảy dịch vàng, viêm loét ngoài da.
- Trường hợp dị ứng nặng: Có thể biểu hiện các triệu chứng tụt huyết áp, ra mồ hôi lạnh, ngất xỉu, sốc phản vệ, suy hô hấp,…
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị dị ứng mật ong
Khi gặp phải những biểu hiện của dị ứng mật ong, mẹ nên ngừng ngay việc sử dụng cho trẻ. Nếu trường hợp dị ứng nặng hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện. Nếu nhẹ mẹ có thể tham khảo những cách sau để cải thiện tình trạng dị ứng:
Sử dụng chuối chín và sữa chua
Trong sữa chua có chứa hàm lượng vitamin và protein tự nhiên giúp làm dịu các tổn thương do dị ứng ngoài da gây ra. Bên cạnh đó, các hoạt chất có trong sữa chua có tác dụng làm sạch tế bào da khô, dưỡng ẩm và phục hồi tổn thương rất tốt.
Cách làm: Lấy 1/2 quả chuối chín đem trộn với 2 thìa sữa chua rồi đắp lên vùng da dị ứng. Để khoảng 20 phút rồi rửa sạch lại bằng ấm. Áp dụng phương pháp này mỗi ngày một lần sẽ cải thiện được tình trạng dị ứng.
Sử dụng dưa leo và sữa tươi
Các thành phần vitamin và khoáng chất dồi dào có trong sửa tươi giúp điều trị mẩn ngứa do dị ứng. Hai nguyên liệu này khi kết hợp với nhau sẽ làm các nốt mẩn đỏ do dị ứng của dịu đi đáng để.
Cách làm: Dùng 1 trái dưa leo xay nhuyễn trộn với sữa tươi thành một hỗn hợp sệt. Dùng nó đắp lên vùng da mẩn đỏ, sau 15 phút thì rửa sạch lại với nước. Thực hiện mỗi ngày 1 lần vào buổi tối da sẽ hấp thụ được nhiều dưỡng chất và nhanh phục hồi.
Sử dụng thuốc trị dị ứng
Đối với dị ứng nhẹ, có thể dùng thuốc Histamin để giảm các triệu chứng ngứa, mẩn đỏ, phát ban. Những trường hợp bị dị ứng nặng hơn, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn điều trị.
Lưu ý: Khi các biện pháp trên không giúp làm giảm tình trạng dị ứng, hãy đưa trẻ đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị dị ứng mật ong
Để đề phòng dị ứng mật ong, mẹ nên chú ý đến các vấn đề sau:
Về cách bảo quản
- Không dùng mật ong khi thấy xuất hiện những bọt khí. Có thể do sơ suất trong bảo quản đã làm cho nấm men phát triển nhanh. Các chất dinh dưỡng bị phân giải khiến mật bị biến chất.
- Không bảo quản mật ong trong các đồ kim loại. Vì trong mật ong có ăn mòn kim loại từ đó làm tăng thêm hàm lượng kim loại có trong mật ong làm mật biến chất. Do đó, trẻ có thể dễ trúng độc với các biểu hiện như: nôn mửa, khàn giọng.
Về cách sử dụng
- Để phòng ngừa dị ứng mật ong trên da, tốt nhất hãy thử trước ở một vùng da của trẻ. Mẹ có thể thử ở mặt trong của cánh tay. Sau 20 phút nếu không có gì xảy ra, mẹ có thể cho trẻ dùng mật ong bình thường.
- Không nên sử dụng thử mật ong ở những vùng da thường xuất hiện giãn tĩnh mạch như: bắp chân, cổ chân,… Vì nếu bị dị ứng mật ong sẽ làm ảnh hưởng đáng kể đến tĩnh mạch.
- Kiểm tra mật ong kỹ trước khi sử dụng. Nên tìm mua mật ong nguyên chất, không mua những sản phẩm không rõ nguồn gốc.
- Cẩn thận khi cho trẻ dùng mật ong. Cần lưu ý sử dụng mật ong đúng liều lượng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị dị ứng mật ong phải làm sao? Trẻ nhỏ bị dị ứng mật ong có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị trật khớp hàm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị căng thẳng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thiếu máu huyết tán có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang cắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị gãy chân có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị điện giật có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo