Trẻ nhỏ bị đuối nước có sao không?
Tình trạng nguy hiểm nhất ở trẻ nhỏ bị đuối nước là có thể gây tử vong. Nguyên nhân là do trẻ bị suy hô hấp. Nếu bị ngạt nước, chỉ trong vòng 3 – 5 phút đã gây chết não do não bị thiếu oxy. Vì vậy, bước đầu tiên để sơ cứu đuối nước chính là làm thông thoáng đường thở, cho trẻ thở oxy.
Ngay khi đưa lên bờ, cần đặt trẻ bị đuối nước nằm ngửa trên mặt phẳng cứng. Nhanh chóng quan sát lấy các dị vật trong mũi, miệng (nếu có). Sau đó, tiến hành hà hơi thổi ngạt, ép tim ngoài lồng ngực.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị đuối nước
Những nguyên nhân khiến trẻ em hay bị đuối nước là do:
- Thiếu sự giám sát chặt chẽ của người lớn. Kiến thức phòng tránh, sơ cứu của người dân còn hạn chế.
- Trẻ thiếu kỹ năng bơi lội hoặc biết bơi nhưng trẻ chủ quan
- Môi trường sống của trẻ thật sự chưa an toàn: Nhiều nhà sống gần ao, hồ, sông, suối nhưng không có hàng rào bảo vệ. Các giếng, bể nước không có nắp đậy
- Trẻ em ngã cắm vào chậu nước hay bồn tắm. Ngất đột ngột khi vừa tiếp xúc với nước.
- Lặn sâu dưới nước khi hết hơi không ngoi lên kịp bị ngạt.
- Bơi quá mệt, cơ thể mất nhiệt do nước lạnh, bị chuột rút rồi ngất đi…
Dấu hiệu trẻ nhỏ bị đuối nước
Đuối nước xảy ra khi trẻ không thể thở được dưới nước trong một khoảng thời gian nhất định. Lượng oxy đi vào cơ thể sẽ bị giảm đi và làm cho các cơ quan trong cơ thể ngừng hoạt động do thiếu oxy. Tình trạng đuối nước xảy ra với trẻ nhỏ thì chỉ kéo dài trong vài giây, do đó phụ huynh phải hết sức lưu ý trông chừng con trẻ.
Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị đuối nước
Đuối nước không phải lúc nào cũng có thể gây tử vong. Tuy nhiên trẻ được cứu sống thì hậu quả của đuối nước để lại cũng ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe.
- Trẻ bị đuối nước thường gặp phải các biến chứng về phổi như: Mắc phải hội chứng suy hô hấp cấp, viêm phổi…do thiếu oxy trong cơ thể.
- Đuối nước có thể dẫn đến tổn thương não hoặc tổn thương về mặt thể chất, mất cân bằng dịch cơ thể và các chất hóa học.
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị đuối nước
Ngay khi nhận thấy trẻ bị đuối nước, cần nhanh chóng tìm cách tiếp cận và đưa trẻ lên bờ an toàn. Luôn nhớ gọi thêm người giúp đỡ như nhân viên cứu hộ và cán bộ y tế. Sau khi tiếp cận được trẻ bị đuối nước, cần nâng đầu trẻ cao hơn mặt nước nhằm giúp trẻ hô hấp và bình tĩnh trở lại. Sau khi đưa lên bờ cần tiến hành cấp cứu tại chỗ ngay lập tức:
Trẻ bất tỉnh
- Đặt trẻ nằm ngửa trên sàn trong tư thế đầu thấp. Nếu trẻ bất tỉnh, cần tiến hành hồi sức tim phổi ngay lập tức.
- Cần đảm bảo lấy sạch đờm và các dị vật ở miệng và mũi. Khi thực hiện, cần hết sức cẩn thận tránh làm tổn thương thêm đường hô hấp của trẻ.
- Quan sát lồng ngực của trẻ. Nếu không còn di động cần thực hiện hô hấp nhân tạo bằng cách hà hơi thổi ngạt liên tục 2 lần.
- Ngay sau khi hô hấp nhân tạo cần kiểm tra mạch đập của trẻ tại một trong các vị trí như: mạch quay ở cổ tay, mạch cảnh ở cổ và mạch bẹn hoặc sờ vào lồng ngực trái để cảm nhận xem tim còn đập không. Khi không bắt được mạch hoặc thấy tim ngừng đập cần tiến hành ép tim ngoài lồng ngực kèm theo hô hấp nhân tạo. Hai bàn tay chồng lên nhau và đặt giữa ngực trẻ, ấn mạnh xuống khoảng 2 – 3 cm với nhịp điệu 2 lần/giây.
Trẻ còn tỉnh
- Trong trường hợp trẻ còn tỉnh táo, cần nghiêng đầu trẻ sang một bên. Trẻ có thể tự thở trở lại.
- Cởi bỏ quần áo bị ướt và giữ ấm cho trẻ bằng chăn mền hoặc vải, áo quần khô.. Hạ thân nhiệt cũng là một trong những nguyên nhân gây nguy hiểm đến tính mạng.
Phòng tránh đuối nước ở trẻ nhỏ
- Giải thích cho trẻ hiểu sự nguy hiểm khi tự ý tập bơi hay tắm sông suối khi không có sự canh chừng của người lớn
- Cần hạn chế cho trẻ chơi những nơi sông nước nguy hiểm như: ao, hồ, sông suối,… Đặc biệt là trẻ không biết bơi.
- Không nên đi lại, chơi gần những nơi như: ao, hồ, sông suối hoặc bể nước, cống rãnh, miệng giếng… không có nắp đậy.
- Đối với trẻ nhỏ luôn cần sự chăm sóc và giám sát chặt chẽ của người lớn. Làm tường rào khu vực sông suối, làm nắp đậy chắc chắn cho giếng nước, lu chứa nước trong gia đình.
- Cần tập cho trẻ bơi và giải quyết các tình huống nguy hiểm có thể gặp phải khi tiếp xúc với nước.
- Bố mẹ cũng cần tìm hiểu kiến thức, kỹ thuật sơ cứu đúng cách để áp dụng kịp thời khi xảy ra trường hợp đuối nước.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị đuối nước phải làm sao? Trẻ nhỏ bị đuối nước có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị trật khớp hàm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị căng thẳng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thiếu máu huyết tán có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang cắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị gãy chân có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị điện giật có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo