Trẻ nhỏ bị hói đầu có sao không?
Trẻ nhỏ cũng có thể bị hói đầu nếu tóc rụng quá nhiều. Tóc sẽ rụng những mảng nhỏ trên da đầu (khoảng ¼). Đối với hầu hết trẻ nhỏ bị hói đầu, bệnh rụng tóc không gây nguy hiểm mà chỉ khiến mái tóc trở nên mất thẩm mỹ và gây trở ngại tâm lý trong sinh hoạt hằng ngày. Trong vài trường hợp, tình trạng bệnh sẽ trở nên cực đoan hơn. Bệnh có thể dẫn đến tình trạng tóc rụng hoàn toàn đầu, nặng hơn bệnh sẽ gây rụng lông toàn thân.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị hói đầu
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hói đầu ở trẻ:
Thay đổi hormone
Trong suốt thời gian thai kì, khi bé còn nằm trong bụng mẹ, dinh dưỡng nuôi tóc của bé hoàn toàn nhờ vào nguồn hormone có từ mẹ. Khi trẻ được sinh ra cũng đồng nghĩa với việc lượng hormone này mất đi. Điều này có thể gây nên tình trạng rụng tóc ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này sẽ tự động chấm dứt và tóc mới sẽ mọc ngay sau đó.
Giai đoạn thay tóc
Cũng giống như bất cứ cơ quan khác, tóc cũng có chu kì phát triển của riêng mình. Nếu bé rụng tóc bởi nguyên nhân này thì các sợi tóc mới sẽ nhanh chóng thay thế vị trí của các sợi tóc đã mất đi.
Do tư thế ngủ
iệc cho bé nằm ở một tư thế (phổ biến nhất là ngằm ngửa) sẽ khiến phần tóc ở gáy bị rụng nhiều hơn. Bởi da đầu của bé ở phần này thường xuyên cọ xát với gối và chiếu.
Hiện tượng “cứt trâu”
Hiện tượng này không những làm cho tóc rụng, nó còn có thể làm kìm hãm sự phát triển của tóc mới. Sở dĩ hiện tượng này xuất hiện ở bé là do tuyến da trên đầu của bé hoạt động quá mạnh. Khi các bã nhờn này tiết ra và kết dính với số lượng lớn các tế bào chết sẽ làm cản trở quá trình bong tróc của các tế bào này và tạo thành các mảng bám bẩn trên da đầu.
Yếu tố di truyền
Đa phần những trường hợp trẻ sơ sinh ít tóc đều có nguyên nhân đến từ yếu tố di truyền. Có thể hiểu đơn giản rằng, nếu như trong gia đình bạn có một thành viên bị hói đầu; thì rất có thể em bé khi sinh ra cũng gặp phải tình trạng này.
Thiếu chất
Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ của mẹ kỳ quan trọng. Nếu dưỡng chất trong thai kỳ không đủ có thể khiến cho tóc của em bé mới sinh trở nên thưa thớt hơn. Trẻ nhỏ bị thiếu canxi có thể xuất hiện dấu hiệu tóc ít, tóc thưa, hói đầu.
Dấu hiệu trẻ nhỏ bị hói đầu
Đối với trẻ lớn khi bị hói đầu thường có các dấu hiệu như:
- Tóc bị bết dầu thường xuyên, gàu nhiều
- Tóc khô và dễ gãy rụng
- Số lượng tóc rụng nhiều hơn 100 sợi ngày
- Tóc rụng nhiều, tóc bị mỏng đi, một số vùng da đầu bị lộ ra
- Ở một số người để tóc chẻ ngôi giữa, phần da đầu ở ngôi tóc sẽ được nhìn rõ hơn
Đối với trẻ nhỏ, các dấu hiệu rụng tóc thường là:
- Rụng tóc thành từng mảng ở sau gáy như hình vành khăn
- Ngoài ra trẻ còn có dấu hiệu hay quấy khóc, khó ngủ vào ban đêm, ra mồ hôi trộm,…
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị hói đầu
Bổ sung dưỡng chất
Nếu em bé mới sinh không may bị ít tóc, cha mẹ có thể đưa bé đến các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra canxi và các dưỡng chất thiết yếu khác.
Bên cạnh đó, mẹ cần bổ sung thêm rau xanh, sữa… vào bữa ăn hàng ngày của bé. Nhằm bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của tóc.
Thay đổi thói quen khi ngủ
Hãy tập cho trẻ thói quen ngủ theo giờ giấc khoa học. Đồng thời, những thói quen như hay dụi đầu của bé cũng là một tác nhân khiến trẻ sơ sinh bị hói trán, hoặc hói vành khăn.
Khi các bé lớn dần lên, tình trạng này sẽ giảm dần và biến mất. Thế nhưng, cha mẹ hoàn toàn có thể tác động thay đổi thói quen ngủ của bé sao cho thích hợp; để ngăn ngừa hiện tượng này xảy ra.
Tắm nắng
Lượng vitamin D không đủ cũng có thể dẫn đến trẻ ít tóc hoặc hói đầu. Bởi vai trò của vitamin D trong việc hấp thụ canxi và phốt pho. Vì vậy, gia đình hãy cho trẻ tắm nắng 10-15 phút mỗi ngày vào buổi sáng (trong khoảng 6-8 giờ sáng).
Bổ sung độ ẩm cho da đầu
Bôi và massage dầu oliu lên da đầu của bé. Sau đó gội lại bằng dầu gội dành cho trẻ em. Cách này có thể giúp bổ sung độ ẩm cho da đầu giúp tóc phát triển nhanh hơn.
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị hói đầu
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ khi bé còn trong bụng mẹ
Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng có thể giúp bé tránh được nguy cơ thiếu hụt dưỡng chất và phòng chống hói đầu cho trẻ.
Sắp xếp chỗ ngủ phù hợp cho trẻ
Nên cho trẻ nằm ngủ ở những vị trí thoáng mát, nhiệt độ thích hợp, chăn đệm và gối mềm mịn để giúp chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
Cho em bé ăn trước khi ngủ
Hãy cho em bé ăn uống đầy đủ trước khi ngủ để ngăn ngừa việc trẻ thức đêm, quấy khóc do đói. Bên cạnh đó, hãy lựa chọn những bộ đồ với chất liệu mềm mịn, thoải mái cho trẻ mặc.
Hạn chế cắt tóc, cạo đầu cho trẻ
Các chuyên gia khuyên rằng việc cắt tóc hay cạo đầu không nên làm thường xuyên. Bởi nó có thể khiến tóc trẻ mọc chậm hơn bình thường. Thay vào đó, mẹ có thể dùng lược chải nhẹ nhàng kèm theo massage đầu để kích thích mọc tóc cho bé.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị hói đầu phải làm sao? Trẻ nhỏ bị hói đầu có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị trật khớp hàm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị căng thẳng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thiếu máu huyết tán có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang cắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị gãy chân có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị điện giật có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo