Trẻ nhỏ bị khớp cắn ngược có sao không?
Trẻ nhỏ bị khớp cắn ngược là hiện tượng hàm răng của trẻ bị sai lệch từ khi răng sữa vừa mọc lên, làm cho sự tương quan giữa hai hàm không chuẩn. Khớp cắn ngược là dạng sai lệch khớp cắn khá nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu tới thẩm mỹ, chức năng ăn nhai và sức khỏe của trẻ về sau.
Khi trẻ bắt đầu quá trình mọc răng, nếu bố mẹ phát hiện những vấn đề về răng hàm của trẻ thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ và tìm cách khắc phục cho trẻ sớm.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị khớp cắn ngược
Khớp cắn ngược có 2 trường hợp:
Khớp cắn ngược do răng
Là trường hợp răng cửa hàm trên mọc muộn hơn răng cửa hàm dưới. Hoặc trẻ có thói quen trượt hàm ra trước theo xu hướng không thuận làm khuôn mặt lõm hoặc gãy.
Khớp cắn ngược do xương
Khi xương hàm trên kém phát triển, xương hàm dưới phát triển mạnh hoặc do dị tật khe hở vòm miệng làm xương hàm trên thiếu hụt kích thước theo chiều ngang và chiều trước. Từ đó làm cho răng cửa hàm trên ở phía trong so với răng cửa dưới.
Dấu hiệu trẻ nhỏ bị khớp cắn ngược
Những dấu hiệu trẻ bị khớp cắn ngược như sau:
- Hai hàm răng không cân đối. Hàm trên không nằm ngoài hàm dưới như bình thường hoặc hàm dưới phủ hoàn toàn lên hàm trên.
- Trường hợp răng tiền hàm và răng hàm ở 2 hàm tiếp xúc nhau nhưng không chuẩn khít, vòm hàm trên quá nhỏ so với hàm dưới.
- Răng cửa và răng nanh có thể tiếp xúc nhau hoặc không. Tình trạng khớp cắn ngược càng nặng, khoảng cách giữa nhóm răng này ở 2 hàm ngày càng xa nhau.
- Trán, mũi, cằm không được cân đối. Khi nhìn nghiêng hoặc nhìn ngang, mặt trẻ bị gãy khiến cằm trẻ nhô ra ngoài.
- Khi nhìn thẳng, đường thẳng nối trán, mũi và cằm bị gãy. Nếu đường thẳng thì cũng bị lệch trái hoặc phải.
Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị khớp cắn ngược
Việc điều chỉnh khớp cắn ngược cần thực hiện từ sớm để tránh những ảnh hưởng tới sức khỏe sau này, cụ thể:
Gây mất thẩm mỹ
Khớp cắn ngược ở răng sữa sẽ dẫn đến hiện tượng khớp cắn ngược ở răng vĩnh viễn. Trẻ càng lớn, xương hàm càng rộng ra, tình trạng khớp cắn ngược sẽ càng rõ rệt hơn khiến khuôn mặt bị gãy, mất cân đối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, mất tự tin khi giao tiếp.
Hạn chế chức năng ăn nhai
Khớp cắn ngược ở trẻ nhỏ làm hai hàm bị sai lệch, khớp cắn không khít với nhau, cản trở quá trình ăn nhai, làm trẻ biếng ăn. Khi việc ăn nhai gặp nhiều khó khăn, thức ăn không được nghiền nát triệt để sẽ gây ảnh hưởng tới dạ dày và sự phát triển của trẻ.
Ảnh hưởng tới phát âm
Khi cấu trúc hàm bị ngược sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát âm của trẻ. Trẻ dễ mắc tật nói ngọng, nói lắp hoặc nói không rõ, ảnh hưởng tới giao tiếp khi trưởng thành.
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị khớp cắn ngược
Khớp cắn ngược răng sữa ở trẻ nhỏ là vấn đề nguy hiểm cần được khắc phục từ sớm. Nếu càng để lâu việc chỉnh nha sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. Khi trẻ bị khớp cắn ngược, giải pháp tối ưu là niềng răng để chỉnh hai hàm chuẩn và cân đối hơn. Độ tuổi niềng răng thích hợp nhất là từ 7 – 12 tuổi vì lúc này, răng và xương hàm của trẻ còn mềm nên sẽ dễ dàng tác động và điều chỉnh.
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị khớp cắn ngược
Bố mẹ cần chú ý theo dõi, phòng tránh khớp cắn ngược cho trẻ bằng cách:
- Quan sát bé trong sinh hoạt hằng ngày. Nếu trẻ thói quen xấu như: đẩy lưỡi, gặm mút tay, trượt hàm, ngủ nghiến răng,… thì cần loại bỏ ngay.
- Theo dõi cẩn thận lịch thay và mọc răng của bé. Đưa trẻ đến nha khoa ngay nếu thấy dấu hiệu răng mọc lệch.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị khớp cắn ngược phải làm sao? Trẻ nhỏ bị dư canxi có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị trật khớp hàm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị căng thẳng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thiếu máu huyết tán có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang cắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị gãy chân có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị điện giật có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo