Trẻ nhỏ bị lao phổi có sao không?
Lao là bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng chủ yếu đến phổi nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới các bộ phận khác của cơ thể. Trẻ nhỏ bị lao phổi thường chịu những tác động nặng nề đến sức khỏe. Bệnh đòi hỏi điều trị kéo dài, tốn kém với các tác dụng phụ do thuốc rất nặng và cũng rất dễ gây tử vong. Ít nhất một nửa triệu trẻ sơ sinh và trẻ em bị bệnh lao mỗi năm và khoảng 70.000 trẻ tử vong. Trẻ dưới 3 tuổi và những trường hợp suy dinh dưỡng hay suy giảm hệ miễn dịch là những đối tượng dễ mắc lao nhất.
Khi trẻ có triệu chứng nghi ngờ bị lao (ho sốt kéo dài, sút cân hoặc không lên cân, ra mồ hôi trộm…) cần đưa ngay đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị lao phổi
Trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt trẻ là dưới 2 tuổi, càng nhỏ càng dể mắc bệnh. Một số nguyên nhân khiến trẻ dễ nhiễm trực khuẩn bệnh lao:
[elementor-template id="263870"]
- Trẻ bị suy giảm miễn dịch (bẩm sinh hay mắc phải, đặc biệt trẻ nhiễm HIV/AIDS), suy dinh dưỡng, đái tháo đường, suy thận…
- Trẻ chưa được tiêm phòng lao
- Trẻ sống trong điều kiện kinh tế, xã hội kém (nhà ở chật chội, ẩm thấp…)
- Trẻ dậy thì hút thuốc lá hoặc trẻ nhỏ hít phải khói thuốc lá bị động
- Trẻ tiếp xúc thường xuyên, trực tiếp với người bệnh lao (trên 2 giờ trong ngày và ngủ chung giường, chung phòng với người lây bệnh)
Dấu hiệu trẻ nhỏ bị lao phổi
Có khoảng 50 % trường hợp bị bệnh lao không có triệu chứng. Các triệu chứng thường không cụ thể như là:
Triệu chứng toàn thân
- Sốt: sốt nhẹ kéo dài, thường là sốt về chiều hoặc đêm
- Ra mồ hôi về đêm
- Gầy, sút cân từ từ trong thời gian dài
- Trẻ mệt mỏi, biếng ăn
- Thiếu máu: da xanh, niêm mạc nhợt
Triệu chứng về hô hấp
- Ho khan, ho kéo dài. Nếu trẻ ho khan kéo dài kèm sốt nhẹ kéo dài trên 3 tuần thì cần làm các xét nghiệm khác tìm trực khuẩn lao.
- Ho khạc đờm trắng, ho máu. Số lượng từ ít (đờm lẫn máu, dây máu) tới khạc máu nhiều (hơn 200ml/ngày).
- Khó thở, suy hô hấp. Thường do tổn thương lan rộng hoặc do tràn dịch màng phổi.
- Hạch phế quản to ra, chèn ép làm tắc nghẽn đường thở gây xẹp phổi hoặc ứ khí phổi. (Nhóm hạch này có thể hoại tử trung tâm, tự vỡ vào phế quản hoặc khí quản, dẫn đến nguy cơ ngạt thở cấp)
Cách điều trị khi trẻ nhỏ bị lao phổi
Nguyên tắc căn bản trong điều trị lao:
- Phối hợp các thuốc chống lao
- Dùng thuốc đúng liều lượng, đủ thời gian
- Phải tuân thủ điều trị, dùng thuốc liên tục
- Cách ly hô hấp các bệnh nhân Lao phổi có nguy cơ lây nhiễm cao. Ít nhất là trong 15 ngày đầu điều trị tại Bệnh viện.
- Trẻ không được đến trường cho đến khi có giấy xác nhận của Bác sỹ điều trị là trẻ không còn khả năng lây nhiễm nữa.
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị lao phổi
- Trẻ em đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi hay trẻ có cơ địa suy giảm miễn dịch (suy dinh dưỡng, nhiễm HIV…) cần được tầm soát và điều trị dự phòng bệnh lao khi có tiếp xúc với người bệnh lao.
- Tiêm phòng vắc-xin BCG theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với nguồn lây lao. Trong gia đình có người bị lao thì cách ly trẻ, không nên tiếp xúc gần gũi với trẻ…
- Giữ gìn sức khỏe cho trẻ, cho trẻ ăn đủ chất để chống suy dinh dưỡng.
- Giữ gìn môi trường sống tốt, nhà cửa thoáng đãng, sạch sẽ…
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị lao phổi phải làm sao? Trẻ nhỏ bị lao phổi có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị trật khớp hàm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị căng thẳng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thiếu máu huyết tán có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang cắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị gãy chân có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị điện giật có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo