Trẻ nhỏ bị loét dạ dày có sao không?
Những triệu chứng viêm dạ dày ở trẻ em khác biệt so với người lớn nên các bậc phụ huynh thường khó phát hiện. Trẻ nhỏ bị loét dạ dày nghiêm trọng nếu cơn đau dữ dội và kéo dài ngay cả vào ban đêm khiến bé mất ngủ. Nếu không được chẩn đoán sớm và chữa trị đúng cách, trẻ bị viêm loét dạ dày có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng như: Xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, tắc nghẽn ruột hoặc ung thư dạ dày.


Trẻ bị viêm loét dạ dày cần được bác sĩ thăm khám và điều trị đúng cách để bệnh tình mau lành.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị loét dạ dày
Vi khuẩn Hp (H. pylori ) là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em. Trẻ có thể bị nhiễm vi khuẩn Hp do nguồn thực phẩm hay nước uống ô nhiễm có chứa mầm bệnh. Đặc biệt, nguy cơ bị lây nhiễm vi khuẩn Hp rất cao nếu tiếp xúc với dịch tiết tiêu hóa, nước bọt, phân của người mắc bệnh.
Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể liên quan đến sự khởi phát của bệnh như: Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), di truyền, căng thẳng, béo phì. Hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bệnh bạch cầu basophilic, u tuyến nội tiết.
[elementor-template id="263870"]
Dấu hiệu trẻ nhỏ bị loét dạ dày
Ở giai đoạn tiến triển, hầu hết trẻ bị loét dạ dày đều gặp những cơn đau thượng vị – khu vực bụng nằm giữa xương ức với rốn. Cơn đau thường xuất hiện vào lúc sáng sớm hoặc giữa các bữa ăn. Thậm chí, nếu nghiêm trọng hơn, những cơn đau dữ dội và kéo dài ngay cả vào ban đêm khiến bé mất ngủ.
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị loét dạ dày
- Nếu bệnh có liên quan đến thuốc giảm đau kháng viêm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để thay thế bằng một loại thuốc khác.
- Đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng trong ngày theo lứa tuổi của trẻ.
- Chia nhỏ bữa ăn, cử bú để tiêu hóa nhanh hơn. Không ép trẻ ăn quá nhiều.
- Khuyến khích con trẻ ăn từ từ, nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt.
- Cho bé ăn các món mềm, có độ đặc vừa phải và dễ tiêu hóa để giảm áp lực cho dạ dày
- Không để bé xem tivi, nô đùa hoặc chơi điện tử trong lúc ăn.
- Tránh gây áp lực cho bé trong học hành hay trong cuộc sống hằng ngày.
- Cho trẻ ăn đúng giờ. Tránh để quá bữa khiến bé bị đói bụng làm tăng nặng tình trạng bệnh.
- Thức ăn của bé có nhiệt độ từ 40 – 50 độ C. Đồ ăn lạnh hoặc quá nóng đều kích thích các cơ co bóp trong dạ dày hoạt động mạnh.
- Giữ trẻ tránh xa nơi có khói thuốc lá.
- Thường xuyên rửa tay cho bé bằng xà phòng diệt khuẩn.
- Đảm bảo vệ sinh khi chế biến thức ăn cho bé, ăn chín uống sôi.
- Không để bé dùng chung ly nước, bàn chải đánh răng hay một số đồ dùng cá nhân với người khác.
- Tránh cho trẻ sử dụng các thực phẩm không tốt cho dạ dày như: Gia vị cay; thức ăn nhanh; đồ hộp; các món chiên xào; đồ chua; cà phê; nước ngọt có ga,..
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị loét dạ dày
- Giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ. Rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Không cho trẻ sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác
- Không nên cho trẻ nghịch ngợm, vui chơi ở những nơi có rác bẩn.
- Mẹ cần bỏ thói quen nhai thức ăn và mớm cho trẻ.
- Luôn đảm bảo thức ăn được nấu chín kỹ, vệ sinh sạch sẽ và bảo quản tốt.
- Hạn chế cho trẻ ăn những như: Chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều chất béo, thức uống có ga, đồ ăn cay nóng, thực phẩm có vị chua…
- Chú ý cho trẻ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng vào chế độ ăn uống mỗi ngày.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị loét dạ dày phải làm sao? Trẻ nhỏ bị loét dạ dày có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị trật khớp hàm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị căng thẳng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thiếu máu huyết tán có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang cắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị gãy chân có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị điện giật có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo