Trẻ nhỏ hay la hét có sao không?
Trẻ nhỏ hay la hét là hiện tượng bé thường xuyên phát ra âm thanh ở mức âm lượng lớn; gây ra sự khó chịu cho mọi người xung quanh hoặc ngay cả người chăm sóc, cha mẹ. Tỉ lệ xuất hiện tình trạng này là khá cao đối với trẻ ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, hay la hét không phải là chứng bệnh, chỉ là cách biểu đạt trạng thái riêng của bé. Ngoài ra, tần suất la hét không chỉ ảnh hưởng đến thanh quản của bé, mà còn cả tâm lí của chính bé và mọi người xung quanh, đặc biệt là cha, mẹ, người chăm sóc. Do đó, cha mẹ cần có biện pháp xử lí khéo léo nhằm tiết chế tình trạng trên.
Nguyên nhân trẻ nhỏ hay la hét
Theo thống kê, việc trẻ nhỏ thường xuyên la hét có nhiều nguyên do. Cụ thể là:
- Sợ hãi
- Hốt hoảng
- Tức giận, căng thẳng
- Không được như ý muốn
- Phương thức ăn vạ
- Tính cách bốc đồng, nóng nảy
- Trạng thái quá phấn khích, vui mừng
- Cách trẻ gây chú ý đến cha mẹ
Dấu hiệu trẻ nhỏ hay la hét
Việc trẻ la hét hay tần suất của hành động này rất dễ nhận biết qua hoạt động đời sống hàng ngày; không đòi hỏi kĩ thuật chuyên môn hay thời gian theo dõi. Ngay khi trẻ phát ra âm thanh với cường độ lớn, ngay lập tức sẽ ảnh hưởng đến mọi người xung quanh ở cự li không quá xa. Tuỳ vào nguyên nhân khác nhau, tần suất ở mỗi trẻ cũng khác nhau. Tuy nhiên, nếu hành động này kéo dài, cha mẹ cần có biện pháp xử lí triệt để.
Biến chứng nguy hiểm
Theo các chuyên gia, việc thường xuyên la hét ở trẻ sẽ làm tăng tỉ lệ mắc bệnh về họng, thanh quản. Cụ thể hơn, khi không tiết chế âm thanh nhiều lần, trẻ dễ bị đau, rát cổ họng, viêm thanh quản,… Ngoài ra, màng nhĩ của bé và mọi người xung quanh sẽ bị ảnh hưởng, giảm nhạy cảm, phụ thuộc vào tần suất và mức độ của tiếng hét. Tâm trạng của cha mẹ, hoặc cả người đứng gần ở nơi công cộng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề (căng thẳng, ám ảnh, dễ tức giận,..). Ngoài ra, biến chứng về tâm lí sẽ xuất hiện. Cụ thể, bé biết được tầm ảnh hưởng của tiếng hét với cha mẹ và có xu hướng tận dụng chúng, hay trở nên bướng bỉnh hơn. Do đó, cần phải điều tiết, xử lí khéo léo tình huống này.
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ hay la hét
Dưới đây là các biện pháp xử lí cha mẹ có thể tham khảo khi đối mặt với tình huống trẻ la hét:
- Đáp ứng yêu cầu của bé: Tuỳ vào tính chất của nhu cầu, cha mẹ cần cân nhắc tần suất đáp ứng.
- Trả lời bé bằng âm lượng bình thường như ở nhà: Khi không nghe được tiếng nói của cha mẹ, trẻ tự khắc sẽ điều tiết âm lượng để lắng nghe.
- Cố gắng thấu hiểu tâm lí, cảm xúc của con: Đối với trẻ chưa biết nói, đây là cách bé giao tiếp, gây chú ý với cha mẹ bởi sự hạn chế khả năng ngôn ngữ.
- Khiến trẻ bận rộn (phụ giúp mẹ làm việc nhà, lấy vật dụng,…)
- Không nên quát tháo, trừng phạt trẻ, đặc biệt là nơi công cộng: Trẻ sẽ càng bướng bỉnh; tạo áp lực tâm lí cho cha mẹ.
- Đưa bé đến khu vực ồn ào, náo nhiệt: Việc bé thích thú, la hét cũng không gây ảnh hưởng đến nhiều người.
- Đưa ra lời khen và lời khuyên cho con: như yêu cầu con nói với âm lượng tiếng của loài vật đáng yêu hơn (mèo, chim..). Trẻ sẽ nghe theo vì sự tò mò, thích thú.
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ hay la hét
La hét không phải bệnh, không thể phòng ngừa bằng thuốc hay vắc-xin mà đòi hỏi sự khéo léo trong cách chăm sóc, giáo dục của cha mẹ. Cụ thể:
- Đưa ra thỏa thuận với con
- Đặt nhắc nhở để kiểm tra; đáp ứng nhu cầu của bé (thay tã, cho bú,..)
- Không nuông chiều đòi hỏi không đúng của con.
- Không quát mắng, dùng giọng nói để lấn át tiếng của con
- Dùng âm lượng bình thường để con tự điều chỉnh âm lượng của bản thân
- Thường xuyên tương tác với con: nhờ bé giúp đỡ việc nhà, lấy đồ đạc,..
- Dạy con về ảnh hưởng do tiếng ồn gây ra
- Nhắc nhở, cam kết với bé trước khi ra ngoài.
- Phối hợp với các thành viên khác, không chú ý đến cơn ăn vạ của bé.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị hay la hét phải làm sao? Trẻ nhỏ bị hay la hét có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị trật khớp hàm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị căng thẳng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thiếu máu huyết tán có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang cắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị gãy chân có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị điện giật có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo