Trẻ nhỏ hay nằm sấp có sao không?
Trẻ nhỏ hay nằm sấp là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Do đó, cha mẹ nên đặt bé nằm ngửa khi ngủ để tránh nguy cơ đột tử. Khi bé nằm ngửa, mũi và miệng của bé không gặp phải các chướng ngại vật cản trở đến quá trình hô hấp, trong khi nằm sấp rất dễ khiến bé bị ngạt thở.
Cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu thói quen ngủ của con khiến phụ huynh lo ngại.
Nguyên nhân trẻ nhỏ hay nằm sấp
Nguyên nhân trẻ nhỏ hay nằm sấp dựa trên nguồn gốc phát triển của con người. Khi còn ở trong bụng mẹ, bé sẽ cuộn tròn theo tư thế bào thai. Khi ra đời, bé cũng sẽ cảm thấy an toàn hơn khi nằm sấp. Bên cạnh đó, phần bụng của cũng mềm hơn so với lưng. Để bảo đảm an toàn trong lúc ngủ, trẻ sẽ thích che dấu phần bụng.
Biến chứng nguy hiểm khi trẻ hay nằm sấp
Tỷ lệ đột tử khi ngủ nhiều nhất ở lứa tuổi từ 1 tháng tới 1 tuổi. Bé thường qua đời lúc đang ngủ. Trong đó từ 1 đến 8 tháng tuổi có nguy cơ cao hơn, đặc biệt là vào 2-4 tháng tuổi. Các bé trai hay bị đột tử nhiều hơn bé gái. Nằm sấp có thể dẫn đến một số nguy hiểm như:
- Tăng nguy cơ dẫn đến chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)
- Tăng áp lực lên hàm của trẻ và khiến đường thở bị hẹp dẫn đến giảm lượng không khí lưu thông
- Khi nằm sấp, mặt của trẻ sẽ áp sát vào ga gối khiến không khí lưu thông kém đi, đồng thời lượng
- Khí trẻ thở ra và hít vào không đều, lượng khí CO2 nhiều hơn
- Trẻ nằm sấp dễ bị đột tử khi nằm gối quá mềm
- Dễ hít phải các vi sinh vật có trên đệm và gối
- Kích thước đầu của trẻ khá to, lực ở cổ không đủ do đó khi nằm sấp sẽ khó lật
- Nằm sấp khiến bụng tiếp xúc với đệm giường làm cho nhiệt độ cơ thể tăng cao, khó tản nhiệt, tích tụ mồ hôi gây ra chàm cho trẻ
- Nếu nằm sấp trong thời gian dài còn khiến xương mặt của bé bị ảnh hưởng mất thẩm mỹ
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ hay nằm sấp
Mặc dù tư thế nằm sấp không an toàn cho bé nhưng bé vẫn cần phải nằm sấp. Tuy nhiên, khi đặt bé nằm sấp, bố mẹ nên chú ý những điều sau:
- Đặt bé nằm sấp khi bé thức và phải luôn có người chú ý quan sát bé.
- Bạn nên làm sạch giường ngủ của bé trước khi đặt bé nằm sấp.
- Đừng ép buộc nếu bé không quen. Ban đầu, hãy đặt bé nằm sấp từ 3–5 phút mỗi lần rồi tăng từ từ lên.
Bên cạnh đó, gia đình cũng nên tham khảo một số lưu ý an toàn khi cho trẻ ngủ, như là:
Không nằm giường lún
Ưu tiên hàng đầu là lựa chọn đệm cứng cho trẻ, không nên lựa chọn đệm mềm lún hoặc đệm nước. Bên cạnh đó các loại gối mềm, gối bông, thú nhồi bông cũng không nên sử dụng vì có thể trùm hoặc che phủ đầu của trẻ trong lúc ngủ. Nên chọn gối nhỏ và dài, có độ cứng vừa phải, đặt gối sâu về phía gáy, sát với cổ vai.
Tránh che, trùm đầu của trẻ
Chỉ nên đắp chăn và chèn gối ngang ngực của trẻ và để hai tay của trẻ ra ngoài chăn để tránh chăn dịch chuyển khi trẻ ngủ hoặc có thể trùm lên đầu trẻ. Mẹ nên dùng chăn gối có chất liệu cotton nhẹ hoặc vải màn cho trẻ.
Không để trẻ bị nóng khi ngủ
Mẹ nên cho trẻ mặc quần áo nhẹ nhàng, thoáng mát cho trẻ khi ngủ vì trẻ thường có nhiệt độ cao hơn người lớn. Không nên mặc quần bó, áo quá chặt và thường xuyên kiểm tra xem trẻ có bị nóng không.
Tạo môi trường thoải mái cho trẻ khi ngủ
Bố mẹ cần tạo môi trường đủ mát, thoải mái với nhiệt độ khoảng 20 độ để trẻ có giấc ngủ ngon nhất.
Cho trẻ ngủ chung phòng
Để tiện cho trẻ bú vào ban đêm và theo dõi tình trạng của trẻ thì mẹ nên ngủ chung phòng. Tuy nhiên không nên ngủ chung giường mà cho trẻ nằm riêng trong nôi hoặc cũi.
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ hay nằm sấp
Vài gợi ý giúp mẹ dạy trẻ nằm ngửa khi ngủ:
- Đặt bé nằm ngửa ngay từ đầu giấc ngủ. Nếu nằm nghiêng thì đó sẽ là vị trí thuận lợi để bé lật úp và nằm sấp.
- Nếu bé đã 1 tuổi, mẹ nên sử dụng một tấm chăn khi ngủ cho bé. Dùng cúc cố định các mép chăn vào dưới đệm sau khi đã đặt bé ở tư thế nằm ngửa (chọn chăn có chiều dài để dễ cố định). Cần lưu ý sao cho không quá chặt để tránh nghẹt thở. Hoặc dùng cách cuốn chăn, giống như cuốn chăn ủ ấm cho bé sơ sinh để giới hạn cử động chân tay của bé khi ngủ.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ hay nằm sấp phải làm sao? Trẻ nhỏ hay nằm sấp có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị trật khớp hàm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị căng thẳng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thiếu máu huyết tán có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang cắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị gãy chân có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị điện giật có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo