Trẻ nhỏ hay ốm vặt có sao không?
Trẻ nhỏ hay ốm vặt nếu hầu như tháng nào cũng ốm và thường xuyên phải dùng đến thuốc. Những trẻ hay bị ốm thường có thể chất yếu, da bị nhợt nhạt hoặc tái, vận động cũng rất nhanh bị mệt. Ngoài ra, việc lạm dụng tây gây ra những ảnh hưởng lên cơ thể như: Hiện tượng kháng thuốc, nhờn thuốc, dị ứng, hay tổn thương gan.

Nguyên nhân trẻ nhỏ hay ốm vặt
Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện
Khi mới sinh ra hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt, và hoàn thiện dần khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, việc hàng ngày tiếp xúc với môi trường có nhiều tác nhân gây bệnh, với một hệ thống bảo vệ cơ thể chưa kịp hoàn chỉnh để đối phó, bé phải đối mặt với nguy cơ rất lớn về các bệnh nhiễm trùng.
Lạm dụng thuốc
Việc lạm dụng thuốc đặc biệt là kháng sinh dễ dẫn đến việc mất cân bằng vi khuẩn đường ruột. Từ đó, hệ tiêu hóa bị kém đi và thể trạng của trẻ không thể được cải thiện.
Thiếu vi chất dinh dưỡng
Các vitamin và khoáng chất rất cần thiết phục vụ sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn chưa chú ý tới sự cân bằng về dinh dưỡng. Các vitamin trong thực phẩm sẽ bị mất đi hay giảm trầm trọng trong một bữa ăn đầy đủ nhưng chất lượng thực phẩm không đảm bảo (rau bị héo, trái cây không còn tươi,v.v…) Từ đó ảnh hưởng xấu đến hệ thống miễn dịch của trẻ.
Dấu hiệu trẻ nhỏ hay ốm vặt
- Hệ miễn dịch kém khiến trẻ dễ mắc các bệnh đường hô hấp
- Trẻ gặp nhiều vấn đề tiêu hóa do hệ tiêu hóa hoạt động kém cản trở quá trình tiêu hóa
- Thể chất yếu nhanh mệt, màu da nhợt nhạt hoặc tái
- Trẻ chán ăn, biếng ăn, ăn không ngon miệng
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ hay ốm vặt
Một số biện pháp giúp trẻ hạn chế ốm vặt bao gồm:
- Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, nâng cao sức đề kháng tự nhiên bằng cách thúc đẩy đường tiêu hóa hoạt động tốt. Đường tiêu hóa khoẻ mạnh sẽ giúp trẻ hấp thu tối đa chất dinh dưỡng sẽ giúp tăng sức đề kháng tự nhiên.
- Bổ sung vi chất dinh dưỡng quan trọng gồm các vitamin, axit amin và khoáng chất thiết yếu để trẻ nhanh bình phục hẳn sau ốm, tránh bệnh dai dẳng, tái phát.
- Tiêm phòng đầy đủ các bệnh cho trẻ, giữ ấm cho trẻ khi đi ra ngoài hoặc khi ở thời tiết lạnh.
- Không cho bé tiếp xúc với trẻ đang bị ốm, người bệnh…
- Khi bé ốm, chán ăn cha mẹ không nên lạm dụng thuốc kháng sinh. Thay vào đó, cha mẹ có thể dùng các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe từ thảo dược an toàn để trẻ khỏe mạnh.
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ hay ốm vặt
- Tổ chức WTO khuyên các bà mẹ nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.
- Tiêm phòng đầy đủ các bệnh cho bé, giữ ấm cho bé khi đi ra ngoài.
- Các bậc cha mẹ nhớ thường xuyên rửa tay cho con bằng sữa tắm hoặc xà bông diệt khuẩn sau khi bé nghịch hoặc trước khi ăn cơm.
- Không cho bé tiếp xúc với trẻ đang bị ốm, người bệnh…
- Khi bé ốm, cha mẹ không nên lạm dụng thuốc kháng sinh. Ví dụ: Bé bị ho nhẹ, mẹ có thể cho trẻ dùng húng chanh, gừng,…
- Bổ sung những vi chất dinh dưỡng quan trọng, các vitamin, axit amin thiết yếu đặc biệt là Kẽm, Selen để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ hay ốm vặt phải làm sao? Trẻ nhỏ hay ốm vặt có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị trật khớp hàm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị căng thẳng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thiếu máu huyết tán có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang cắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị gãy chân có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị điện giật có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo