Trẻ hay thức đêm có sao không? Nguyên nhân trẻ hay thức đêm
Trẻ hay thức đêm có sao không?
Trẻ hay thức đêm là hiện tượng bé thường xuyên biểu hiện cáu gắt khi được ru ngủ hay khó đi vào giấc ngủ. Theo thống kê, tình trạng này khá phổ biến ở trẻ nhỏ và chính là mối trăn trở của nhiều bậc cha mẹ. Đối với trẻ nhỏ, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển trí não và thể chất. Ứng với từng độ tuổi, nhu cầu về số giờ ngủ sẽ khác nhau. Tuy nhiên, giấc ngủ vào ban đêm đóng vai trò thiết yếu, không thể thay thế bằng giờ ngủ buổi sáng. Vì vậy, việc thức đêm sẽ gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến cơ thể, hoạt động học tập của trẻ hay thậm chí là hiệu suất làm việc của cha mẹ.


Nguyên nhân trẻ hay thức đêm
Dựa trên thống kê, nguyên nhân khiến trẻ ngủ muộn rất đa dạng. Cụ thể là:
- Ngủ quá nhiều vào ban ngày
- Chưa có thói quen về giờ giấc sinh hoạt ổn định
- Hưng phấn thần kinh
- Trạng thái khó chịu: đói, mọc răng, tã bẩn…
- Bị bệnh (cảm, sốt,..)
- Nhiệt độ phòng ngủ không phù hợp (quá nóng hoặc quá lạnh)
Cách chăm sóc cho trẻ hay thức đêm
Dưới đây là vài gợi ý về biện pháp chăm sóc trẻ khó ngủ mà cha mẹ có thể tham khảo:
[elementor-template id="263870"]
- Cho bé lên giường nằm một lúc trước thời gian đi ngủ
- Hạn chế hoạt động gây phấn khích quá mức (đùa giỡn, xem hài, đuổi bắt,..)
- Tắm nước ấm trước khi ngủ giúp cơ thể thư giãn
- Không cho bé ăn thực phẩm chứa cafein vào buổi chiều tối
- Sử dụng nến thơm; xông tinh dầu ở phòng ngủ; hoặc massage nhẹ nhàng giúp bé nhanh đi vào giấc ngủ
- Kể chuyện cho bé nghe trước giờ ngủ để tạo tâm lí thoải mái.
- Giữ nhiệt độ phòng ở mức ổn định, phù hợp với cơ thể
- Khuyến khích con vận động và hạn chế ngủ nhiều vào ban ngày
- Dần cắt cữ bú đêm khi trẻ được 6 tháng
- Hạn chế tiếp xúc với thiết bị điện tử trong vòng 1 tiếng trước khi ngủ
- Đảm bảo không gian ngủ yên tĩnh, đủ tối, thoáng mát,..
Trẻ hay thức đêm khi nào cần đi khám?
Hầu hết các trường hợp, trẻ khó ngủ, thức đêm là do thói quen, ảnh hưởng bởi trạng thái cơ thể (không thoải mái, hưng phấn quá mức,..). TÌnh trạng này sẽ dễ dàng khắc phục thông qua việc điều chỉnh ở cách chăm sóc, quản lí thời gian của cha mẹ. Tuy nhiên, nếu nhận thấy tình trạng thức đêm của con trầm trọng hơn, kèm theo các triệu chứng về tâm lí, lập tức đưa bé đi khám. Một vài bệnh về tâm lí có thể gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ mà không thể tự chữa lành tại nhà. Do đó, trẻ cần được can thiệp chữa trị bởi cơ quan y tế có chuyên môn.
Phòng ngừa thức đêm cho trẻ
Các biện pháp phòng ngừa tình trạng thức đêm ở trẻ nhỏ:
- Tạo thói quen sinh hoạt với thời gian ổn định
- Tránh cho bé ăn hoặc uống thức ăn chứa cafein vào buổi chiều
- Khuyến khích bé vận động thường xuyên vào ban ngày
- Hạn chế việc sử dụng thiết bị điện tử trước giờ ngủ ít nhất 1 tiếng.
- Tránh cho con đùa giỡn quá mức về đêm
- Đảm bảo không gian ngủ của bé sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh
- Tập cho trẻ ngủ riêng từ sớm.
- Nhắc con lên giường nằm trước giờ ngủ khoảng 30 phút
- Giữ nhiệt độ phòng ngủ ổn định, không quá nóng hoặc lạnh.
- Hạn chế ăn quá no hoặc quá ít vào buổi tối.
Thực đơn cho trẻ hay thức đêm
Các gợi ý về thực phẩm cho trẻ nhỏ thường xuyên thức đêm:
- Các loại đậu (đậu đen, đậu phộng, đậu xanh,..)
- Mật ong
- Rau xanh
- Các loại hạt (óc chó, hạnh nhân, điều,..)
- Chuối
- Ngũ cốc nguyên hạt
- Sữa tươi
- Trà thảo mộc (trà sen, trà gừng, trà bạc hà…)
- Thịt đỏ (heo, bò,..) và cá (cá hồi, cá ngừ,…)
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ hay thức đêm phải làm sao? Trẻ nhỏ hay thức đêm có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị xơ gan an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị suy gan cấp an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm da tiếp xúc an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị máu nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm màng não an toàn và hiệu quả
Nguồn: Tham khảo