Tư thế chiến binh 1 là tư thế nền tảng của nhiều bài tập yoga. Tư thế này không chỉ giúp cải thiện khả năng thăng bằng mà nó còn giúp bạn nhận ra điểm yếu và điểm mạnh để dễ dàng chấp nhận những trở ngại của cơ thể. Cùng Medplus tìm hiểu về lợi ích và cách thực hiện tư thế chiến binh 1 nhé!
1. Lợi ích của tư thế chiến binh 1
Tập tư thế chiến binh 1 thường xuyên sẽ giúp:
- Tư thế chiến binh I giúp tăng cường và làm săn chắc vùng thắt lưng, cánh tay và chân.
- Giúp ổn định và cân bằng cơ thể vì nó làm tăng sức chịu đựng.
- Đây là một tư thế tuyệt vời cho những ai làm văn phòng/ít vận động. Kích thích sự trao đổi chất và phục hồi cột sống.
- Giúp giảm bớt triệu chứng cứng vai, giải phóng căng thẳng ngay lập tức.
- Giúp thư giãn tâm trí và cơ thể, khơi gợi ý niệm về hòa bình, lòng can đảm, và cảm giác tốt lành, yên bình.
Tư thế chiến binh I là một tư thế mạnh mẽ đòi hỏi người tập phải tập trung. Nên có thể coi đây là một tư thế đầy thử thách
Làm chủ được tư thế này, các bộ phận trên cơ thể sẽ hưởng rất nhiều lợi ích, từ cánh tay, cơ chân đều được săn chắc hơn, ngực mở rộng, phổi mở rộng sẽ làm cho bạn cảm thấy một sức sống mạnh mẽ hơn bao giờ hết
Có rất nhiều biến thể khác nhau bạn có thể thực hành từ tư thế chiến binh I. Tuy nhiên, hãy chỉ tập trung vào 1 tư thế mỗi khi bạn thực hành nhé.
Thực hành tư thế chiến binh I thường xuyên sẽ giúp bạn tìm ra được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Giúp bạn sẽ dễ dàng chấp nhận những trở ngại của cơ thể, theo thời gian, bạn sẽ dần trở nên ổn định và có đủ kỹ năng để tiến sâu hơn.
Đặc biệt, động tác chiến binh 1 còn là phương pháp trị liệu giúp giải tỏa căng thẳng, áp lực ở phần hông cho những người thường xuyên ngồi nhiều. Không những vậy, tư thế này còn giúp hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa. Ngoài ra, tập tư thế này thường xuyên sẽ giúp cơ thể bạn luôn tràn đầy sinh lực, đồng thời hô hấp và tuần hoàn cũng tốt hơn.
2. 7 bước thực hiện tư thế chiến binh 1
Để thực hiện tư thế, bạn hãy bắt đầu ở tư thế chó cúi mặt bằng cách chống người bằng cả 2 tay và 2 chân, hông nâng cao để tạo thành hình chữ V ngược. Sau đó:
- Bước 1: Bước chân phải về phía ngực và đặt vào giữa 2 tay.
- Bước 2: Xoay bàn chân trái và thả gót chân trái xuống sàn, mũi chân quay ra ngoài khoảng 45 độ so với gót chân.
- Bước 3: Gập đầu gối phải sao cho đùi phải song song với sàn.
- Bước 4: Đứng dậy, di chuyển cánh tay sang 2 bên và giơ thẳng hướng lên trần nhà. Mở ngực và kéo căng cột sống.
- Bước 5: 2 lòng bàn tay có thể chắp lại giống như tư thế cầu nguyện hoặc đặt cách nhau một khoảng bằng vai tùy theo sở thích.
- Bước 6: Mắt nhìn theo tay. Cố gắng giữ đùi phải song song nhất với sàn.
- Bước 7: Giữ tư thế khoảng 5 – 10 nhịp thở rồi trở về tư thế ban đầu và đổi bên.
3. Biến thể tư thế chiến binh 1 bạn có thể thử
- Bước 1: Đứng thẳng, 2 chân cách nhau một khoảng. Đặt chân phải phía trước và chân trái phía sau sao cho 2 chân cách nhau 1 khoảng 100–120cm.
- Bước 2: Xoay bàn chân phải ra ngoài 1 góc 90 độ và chân trái xoay 15 độ, gót chân phải thẳng với tâm giữa bàn chân trái.
- Bước 3: Nâng cánh tay ngang vai và song song với mặt đất.
- Bước 4: Gập đầu gối phải và giữ thẳng hàng với mắt chân, đùi song song với sàn.
- Bước 5: Giơ tay qua đầu, mắt nhìn theo tay. Đẩy xương chậu và hông xuống.
- Bước 6: Giữ tư thế, hít thở đều rồi trở về tư thế ban đầu và đổi bên.
4. Lưu ý khi thực hiện tư thế chiến binh 1
- Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bạn thực hành tư thế chiến binh I, đặc biệt nếu bạn có vấn đề về cột sống, hoặc đang mắc bệnh mãn tính nào đó.
- Nếu bạn bị đau vai, hãy đưa tay lên song song với mặt đất thay vì vươn cao qua đầu.
- Nếu bạn bị đau cổ, hãy nhìn thẳng thay vì nhìn theo tay.
- Đây là tư thế rất tốt cho những ai đang mang thai nếu trước đó bạn đã tập Yoga thường xuyên. Hãy trao đổi với giáo viên hướng dẫn và tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn mới tập tư thế này.
- Nếu bạn bị đau đầu gối hoặc bị viêm khớp, bạn có thể dựa vào tường khi thực hành tư thế này.
- Những ai có vấn đề về tim mạch hay huyết áp không nên thực hành tư thế này.
Thông thường, khi đầu gối phía trước gập trong tư thế, những ai mới tập sẽ có xu hướng nghiêng hông về phía trước. Điều này làm cho thắt lưng dưới của bạn bị nén lại. Vì thế, trước khi gập đầu gối, hãy thật thoải mái và điều chỉnh đẩy hông xuống sàn, đảm bảo hông sẽ song song với sàn chứ không nghiêng.
Bài tập trên sẽ giúp cơ thể của bạn phát triển tích cực hơn nếu như tập đều đặn mỗi ngày. Với trường hợp luyện tập không có kết quả khi tập, có vấn đề khác xảy ra hoặc bạn muốn tập luyện bằng những phương pháp khác thì bạn nên tới các phòng khám uy tín để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của Medplus. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, đừng quên chia sẻ và để lại bình luận bên dưới bài viết bạn nhé. Đội ngũ Medplus sẽ rất vui nếu nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn.
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất: