Dù nhìn có vẻ đơn giản nhưng thực tế, tư thế con bò có thể mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, đặc biệt là cột sống. Ngoài ra, tư thế này còn đóng vai trò nền tảng cho nhiều bài tập yoga khác.
Tư thế Con Bò là tư thế giống với hình dáng cơ thể của con bò. Tư thế Con Bò luôn luôn được thực hiện kết hợp với Tư Thế Con Mèo. Tư thế con bò là tư thế yoga cơ bản giúp kéo giãn, giúp cơ thể giải phóng năng lượng. Cùng Medplus tìm hiểu về lợi ích và cách thực hiện tư thế con bò nhé!
1. Lợi ích của tư thế con bò
- Tư thế con bò giúp bạn kéo giãn cổ và cơ trước cơ thể.
- Giúp giảm căng thẳng, lo âu…
- Giúp massage nhẹ nhàng các cơ quan nội tạng của bạn và giúp lưu thông máu tốt hơn trên toàn cơ thể.
- Tác động nhẹ nhàng lên cột sống, giúp thư giãn lưng và làm khỏe mạnh cột sống. Tư thế này cũng giúp bạn giảm đau lưng và đau thần kinh tọa.
2. Các bước thực hiện tư thế con bò
- Bước 1: Bắt đầu với tư thế 2 tay và 2 đầu gối chạm sàn, giống tư thế 1 cái bàn, 2 chân mở rộng bằng vai, 2 tay đặt song song vuông góc với sàn.
- Bước 2: Đảm bảo đầu gối, bàn chân và cổ tay nằm trên một đường thẳng.
- Bước 3: Đầu bạn ở vị trí thoải mái, hơi nhìn lên trên.
- Bước 4: Hít vào, đẩy mông lên cao, lưng võng xuống hết mức có thể, mở ngực, đầu ngẩng cao hướng lên trần nhà.
- Bước 5: Giữ tư thế trong vài giây, sau đó thở ra và trở về tư thế ban đầu.
- Bước 6: Thực hiện tư thế lặp lại 5-6 lần.
- Bước 7: Lưu ý và chống chỉ định khi thực hiện tư thế con bò.
3. Lưu ý khi thực hiện tư thế con bò
Trong quá trình tập luyện tư thế này, bạn có thể mắc phải một số lỗi sau:
- Căng cổ quá nhiều: Khi hướng mắt nhìn lên trần nhà trong tư thế con bò, bạn đừng kéo căng cổ quá nhiều. Ngoài ra, hãy cố gắng thả lỏng vai và tránh nhún vai quá cao.
- Không chuyển động cột sống:Khi tập, bạn cần giữ cánh tay thẳng và chuyển động cột sống. Một số người khi tập có xu hướng không chuyển động cột sống mà chỉ chuyển động chân tay khiến tư thế bị sai.
- Nếu bạn đang gặp vấn đề về đau cổ, bạn không cần ngửa cổ quá mức để nhìn lên, hãy thực hành trong khả năng và bạn cảm thấy thoải mái nhất.
- Nếu bạn đang bị chấn thương nặng ở cổ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và thực hành tư thế dưới sự giám sát của giáo viên Yoga có kinh nghiệm và biết vấn đề của bạn.
- Với người mới bắt đầu, bạn nên chú ý bảo vệ cổ của mình khi thực hiện tư thế này. Hãy đảm bảo rằng vai và tai của bạn cần cách xa nhau khi ở trong tư thế.
4. Biến thể tư thế con bò bạn có thể thử
Nếu thực hiện tư thế này bạn cảm thấy đau cổ tay, hãy đặt cả cẳng tay xuống sàn. Còn nếu khó chịu ở đầu gối, bạn có thể kê thêm một tấm đệm lót dưới đầu gối.
Nếu bạn muốn tận dụng thời gian nghỉ trong văn phòng để tập luyện, bạn có thể tập động tác con bò trên ghế theo các bước sau.Bắt đầu bằng cách ngồi trên ghế, đặt chân trên sàn và đặt tay trên đầu gối. Hít thở vài hơi để thiết lập tư thế ngay ngắn.
Sau đó, hít vào và vào tư thế con bò:
- Kéo xương chậu ra phía sau và đưa bụng về phía trước.
- Thả vai xuống rồi kéo vai ra sau.
- Hướng mắt nhìn lên trần nhà.
Thở ra và vào tư thế con mèo:
- Kéo xương chậu về vị trí cũ và cong xương sống xuống.
- Đưa vai về phía trước và nhìn về phía bụng.
- Lặp lại các động tác này trong 5 – 10 nhịp thở.
Tư thế con bò dù khá đơn giản nhưng cũng có thể dẫn đến chấn thương nếu tập không đúng. Cần lưu ý khi tập, bạn phải thấy thoải mái. Nếu đau, hãy dừng lại, đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo những động tác này có phù hợp với tình trạng của bạn. Nếu bị chấn thương cổ, hãy nhớ giữ đầu thẳng hàng với thân thay vì nghiêng đầu về phía trước hoặc phía sau.
Động tác con bò có thể mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dù chỉ là một động tác cơ bản nhưng nếu tập luyện thường xuyên, tư thế này sẽ giúp bạn kết nối tâm trí, cơ thể và hơi thở để giúp bạn bình tâm và yêu đời hơn.
Bài tập trên sẽ giúp cơ thể của bạn phát triển tích cực hơn nếu như tập đều đặn mỗi ngày. Với trường hợp luyện tập không có kết quả khi tập, có vấn đề khác xảy ra hoặc bạn muốn tập luyện bằng những phương pháp khác thì bạn nên tới các phòng khám uy tín để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của Medplus. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, đừng quên chia sẻ và để lại bình luận bên dưới bài viết bạn nhé. Đội ngũ Medplus sẽ rất vui nếu nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn.
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất: