Trẻ bị cường giáp có sao không? Nguyên nhân trẻ bị cường giáp
1. Trẻ bị cường giáp có sao không?
Cường giáp là tên gọi tắt của cường giáp trạng hoặc cường chức năng tuyến giáp. Đây là bệnh gây ra do tuyến giáp hoạt động quá mức cần thiết. Trẻ nhỏ bị cường giáp có nguy cơ gặp các biến chứng về tim mạch như suy tim hoặc ảnh hưởng đến tâm thần. Cụ thể, bệnh có thể gây ra các biến chứng như: Rối loạn nhịp tim, suy tim, kích động, lú lẫn, nói sảng, nhược cơ,v.v… Nhiều trường hợp không được xử trí kịp thời thậm chí có nguy cơ dẫn đến tử vong.
2. Nguyên nhân trẻ bị cường giáp
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh cường giáp trẻ em:
- 98% nguyên nhân là do Basedow – một dạng bệnh nội tiết
- Các bệnh lý gây viêm tại tuyến giáp bẩm sinh
- Sử dụng iot để dự phòng bệnh bướu cổ cũng dẫn đến cường giáp
- Cường giáp ở trẻ sơ sinh chủ yếu là do di truyền mẹ sang con, mẹ đã hoặc đang mắc bệnh
Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị cường giáp
Nếu phát hiện bé có những triệu chứng bệnh cường giáp, phụ huynh không được tự ý dùng thuốc hay các phương pháp truyền miệng để tự chữa cho bé. Hãy đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị cũng như chăm sóc thích hợp. Ngoài ra, để tăng hiệu quả điều trị, phụ huynh cần lưu ý:
- Nên cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu, xúc động quá mức
- Ăn bổ sung thêm nhiều chất đạm, hoa quả, rau xanh
- Bổ sung thêm các loại vitamin nhóm B
- Hạn chế dùng những thức ăn có chứa nhiều iot hoặc sử dụng muối iot
Trẻ bị cường giáp khi nào cần đi gặp bác sĩ
Ngay khi nghi ngờ hoặc nhận thấy biểu hiện cường giáp. Phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay. Các dấu hiệu thường gặp bao gồm:
Các triệu chứng lâm sàng
- Mệt mỏi, sợ nóng, gầy sút cân, khát và ăn nhiều, hay vã mồ hôi
- Đánh trống ngực, tim đập nhanh, thở mệt, huyết áp tâm thu hơi giảm
- Trẻ dễ khóc, dễ bị kích thích, tăng động, dễ xúc động, ngủ không ngon giấc
- Yếu cơ, run tay chân, run ngón tay
- Bướu cổ nhìn hoặc sờ thấy được
- Có dấu hiệu mắt lồi, ánh mắt long lanh hoặc phù mi
Các dấu hiệu khác
- Khả năng tập trung kém, chỉ trong một thời gian ngắn.
- Sụt cân, chậm lớn.
- Đôi khi, sụp mí mắt trên và ít chớp mắt.
- Da mỏng, ửng đỏ, sờ thấy ấm nóng nhất là ở lòng bàn tay, cổ mặt.
- Có những cơn toát mồ hôi, tăng thân nhiệt cơ thể.
- Dậy thì chậm, mất kinh hoặc kinh ít hơn bình thường.
- Bệnh dễ nhầm với bướu cổ đơn thuần.
Dấu hiệu cường giáp ở trẻ sơ sinh
Nếu mẹ đã hoặc đang điều trị cường giáp thì khi trẻ sau khi sinh có thể sẽ có các biểu hiện mắc bệnh như: quấy khóc nhiều, thở nhanh, rối loạn tiêu hóa, mắt lồi, co rút mi trên, phù quanh mí mắt và đôi khi bướu cổ nhìn thấy được.
Phòng tránh cường giáp cho trẻ
Do bệnh cường giáp thường do tự phát và khó có thể phòng tránh được tuyệt đối cho trẻ. Phụ huynh cần theo dõi, chăm sóc trẻ để phát hiện các biểu hiện sớm của bệnh. Hãy đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám ngay khi có nghi ngờ.
Trẻ bị cường giáp nên ăn gì?
Trong quá trình điều trị, việc áp dụng chế độ ăn uống hợp lý cũng giúp kiểm soát bệnh tốt hơn.
Thực phẩm nên ăn
- Bổ sung Canxi: ngũ cốc, sữa, các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua,….
- Bổ sung hoa quả giúp tăng cường khả năng miễn dịch.
- Thực phẩm giàu protein như: cá, thịt nạc, đậu nành, đậu Hà Lan để duy trì sức lực và trọng lượng cơ thể.
- Các loại rau như: húng quế, hương thảo và kinh giới… có đặc tính kháng viêm, giúp cải thiện chức năng tuyến giáp.
- Bổ sung Kẽm: hạnh nhân, quả óc chó,…
- Bắp cải, bông cải xanh, súp lơ,…
Thực phẩm nên tránh
- Caffeine, chất cồn. Hãy thay thế đồ uống chứa caffeine bằng nước lọc hoặc nước ép trái cây.
- Thực phẩm giàu i-ốt: rong biển, tảo bẹ và một số loại hải sản giàu i-ốt khác.
- Sữa tươi nguyên kem. Thay vào đó, hãy cho trẻ uống sữa tách kem, thường tốt cho sức khỏe và lại dễ tiêu hóa.
- Bột. Bột chứa ít dưỡng chất và lại khó tiêu hóa hơn so với ngũ cốc nguyên hạt. Tốt hơn hãy sử dụng các thực phẩm như gạo lứt, lúa mạch, bánh từ lúa mì…
- Đường: đường mía, si rô bắp có đường fructose cao. Tránh thực phẩm và đồ uống như nước ngọt, thạch mứt…
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về tình trạng cường giáp ở trẻ phải làm sao? Cách chăm sóc cho trẻ và những lưu ý phòng tránh.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị xơ gan an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị suy gan cấp an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm da tiếp xúc an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị máu nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm màng não an toàn và hiệu quả
Nguồn: Tham khảo