Trẻ bị bệnh Basedow có sao không? Nguyên nhân trẻ bệnh Basedow
Trẻ bị bệnh Basedow có sao không?
Trẻ bị bệnh Basedow là tình trạng xuất hiện bướu cổ do tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc rối loạn. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào, kể cả sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ lại không có các biểu hiện rõ rệt như người lớn: mắt lồi, yếu ớt, run rẩy, hay quấy khóc,… Các dấu hiệu này khiến cha mẹ dễ nhầm lẫn với các bệnh khác, khiến quá trình điều trị bị chậm trễ. Do đó, hãy đưa trẻ đến bác sĩ nếu có các biểu hiện lạ.
Nguyên nhân trẻ bị bệnh Basedow
Các nguyên nhân gây ra bệnh Basedow ở trẻ nhỏ:
- Di truyền từ mẹ sang con
- Di truyền trong gia đình
- Do ảnh hưởng của các rối loạn khác: bệnh Celiac, đái tháo đường loại 1, lupus ban đỏ,…
- Chế độ ăn thiếu I-ốt
- Suy giáp bẩm sinh
Cách chăm sóc cho trẻ bị bệnh Basedow
Dưới đây là những gợi ý về biện pháp chăm sóc trẻ khi mắc bệnh Basedow:
- Đưa con đến bệnh viện
- Trao đổi với bác sĩ về phương pháp điều trị
- Điều chỉnh lượng dinh dưỡng phù hợp với bé
- Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ
- Nhắc bé uống thuốc đúng giờ, đúng cử
- Theo dõi các biểu hiện, tiến triển của con
- Chú ý vệ sinh cơ thể của bé
- Hạn chế gây áp lực, tâm trạng cho con
- Khuyến khích bé vận động nhẹ, điều độ
- Tập các thói quen tốt: giờ giấc sinh hoạt lành mạnh,…
Trẻ bị bệnh Basedow khi nào cần đi khám?
Bệnh Basedow được xem là bệnh nghiêm trọng, cần được điều trị và can thiệp y tế đúng cách. Ngay khi phát hiện các biểu hiện ban đầu, hãy đưa con đến bệnh viện ngay. Việc chẩn đoán sớm có ý nghĩa rất lớn đối với hiệu quả của quá trình điều trị. Tuy nhiên, bệnh khá khó phát hiện trong thời gian đầu do các triệu chứng dễ gây nhầm lẫn. Vì vậy, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, bệnh còn gây ra các biến chứng liên quan đến khả năng phát triển của bé: chậm phát triển chiều cao, chậm dậy thì, nhịp tim chậm, thiểu năng, loãng xương…
Phòng ngừa bệnh Basedow cho trẻ
Hầu hết trường hợp mắc bệnh đều liên quan đến di truyền, do đó, chưa có biện pháp phòng tránh hiệu quả. Tuy nhiên, cha mẹ cũng có thể tham khảo các gợi ý về phương pháp phòng ngừa bệnh Basedow cho trẻ nhỏ:
- Cung cấp lượng i-ốt cần thiết trong chế độ ăn
- Đưa con đi khám định kì
- Theo dõi các biểu hiện ở con và cột mốc phát triển
- Tạo ra chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé
- Tạo điều kiện cho con vận động thường xuyên, giúp cha mẹ dễ dàng quan sát khả năng phát triển của bé
Thực đơn cho trẻ bị bệnh Basedow
Thực phẩm nên bổ sung
- Thực phẩm giàu Omega 3 và vitamin D: nấm, quả óc chó, oliu,..
- Các loại trái cây mọng nước: dâu, bưởi, quýt, cam,…làm tăng cường hệ miễn dịch
- Thực phẩm chứa tinh bột: Gạo lứt, ngũ cốc, yến mạch, bánh mì,…
- Các loại rau cải: cải xanh, cải ngọt,… làm giảm sự sản sinh hormone tuyến giáp
- Thực phẩm giàu protein: đậu nành, các loại củ họ đậu,…
- Thực phẩm giàu canxi: hải sản, bông cải xanh, rau xanh đậm,.. giúp hạn chế nguy cơ loãng xương
Thực phẩm nên tránh
- Sữa tươi nguyên kem: gây áp lực lên hệ tiêu hóa
- Thực phẩm nhiều đường: gây cảm giác lo âu, hồi hộp cho người bệnh
- Thịt đỏ: thịt heo, thịt bò,..làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
- Thực phẩm chứa caffein: cà phê, trà xanh,… làm tăng lượng hormone sản sinh trong tuyến giáp
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị bệnh Basedow phải làm sao? Trẻ nhỏ bị bệnh Basedow có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị xơ gan an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị suy gan cấp an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm da tiếp xúc an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị máu nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm màng não an toàn và hiệu quả
Nguồn: Tham khảo