Microdermabrasion (mài da vi điểm) là phương pháp làm đẹp có khả năng giúp bạn lấy lại làn da tươi sáng, hạn chế các tình trạng lão hóa da, mụn trứng cá. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu Mài da vi điểm là gì? Những lợi ích và lưu ý gì khi sử dựng phương pháp mài da vi điểm Microdermabrasion này.
Mài da vi điểm là gì?
Mài da vi điểm (Microdermabrasion) là phương pháp tẩy tế bào chết bằng một thiết bị cầm tay đưa tinh thể đặc biệt lên da, nhẹ nhàng lấy đi dầu thừa, vi khuẩn trên da giúp lỗ chân lông được thông thoáng. Đây là phương pháp điều trị da liễu không xâm lấn, không đau đớn, không cần thời gian phục hồi da và hạn chế tác dụng phụ sau điều trị. Một số tình trạng da như sạm da, lão hóa da, sẹo mụn,…sẽ được cải thiện và làm mới màu da cũng như kết cấu của làn da.
Phương pháp Mài da vi điểm phù hợp với hầu hết với các màu da và tất cả các loại da. Tuy nhiên để biết được mài da vi điểm có phù hợp với tình trạng da bạn hay không, bạn nên hiểu cơ chế hoạt động và những tác dụng mà mài da vi điểm mang lại.
Cơ chế hoạt động của mài da vi điểm là gì?
Trên thị trường hiện nay, mài da vi điểm có hai loại thiết bị khác nhau:
- Sử dụng dụng cụ đặc biệt cầm tay phun những hạt tinh thể
- Thiết bị mài mòn có đầu làm bằng kim cương có bề mặt nhám đi trên da giúp nhẹ nhàng lấy đi tế bào chết trên da, trẻ hóa và làm sáng da.
Mài da vi điểm pha lê (crystal microdermabrasion)
Crystal microdermabrasion là phương pháp sử dụng thiết bị cầm tay chứa các tinh thể pha lê cực mịn. Các tinh thể pha lê này có khả năng mài mòn cao giúp lấy đi các tế bào chết trên da. Các loại tinh thể được sử dụng bao gồm oxit nhôm, magiê oxit, natri clorua và natri bicarbonate.
Tuy nhiên, do tính mài mòn cao và tác động không đều khiến một số người có da nhạy cảm hay các bệnh về da liễu khi sử dụng bị kích ứng da và tình trạng da trở nên trầm trọng hơn.
Mài da vi điểm kim cương (diamond microdermabrasion)
Khác với mài da vi điểm pha lê, mài da vi điểm kim cương lại là phương pháp an toàn hơn khi thực hiện ở vùng mắt hay môi. Bởi thiết bị mài da vi điểm kim cương không tạo ra các hạt tinh thể sót lại trên da hay ảnh hưởng tới mắt, mà đầu thiết bị làm bằng kim cương có chức năng hút các bụi bẩn và tế bào chết rất hiệu quả ngay cả những vùng nhạy cảm như vùng mắt.
Thời gian thực hiện quy trình mài da vi điểm trong khoảng 20-30 phút. Bạn có thể thực hiện 2 tuần một lần tùy vào từng tình trạng da và sự chỉ định của bác sĩ da liễu.
Ưu và nhược điểm của phương pháp Microdermabrasion là gì?
Nếu bạn đang tìm một phương pháp phục hồi làn da sau thời gian da rám nắng, hay mong muốn trẻ hóa da thì đây là phương pháp phù hợp dành cho bạn. Phương pháp mài da vi điểm Microdermabrasion sẽ giúp cải thiện một số vấn đề da như sau:
- Làm sạch da: Mài da vi điểm giúp lấy đi hết dầu thừa, tế bào chết, bụi bẩn, giúp lỗ chân lông được làm sạch sâu và thông thoáng
- Làm sáng da, nâng tông màu da
- Làm mờ các vết nhăn thanh mảnh: Trong quá trình thiết bị đi trên da cũng gây tăng sinh collagen, ngặn chặn nếp nhăn xuất hiện
- Hỗ trợ hạn chế tình trạng tăng sắc tố da, đốm nâu, tàn nhang
- Thu nhỏ lỗ chân lông và điều trị mụn đầu đen
- Hỗ trợ điều trị mụn
- Cải thiện sẹo mụn (sẹo mới hình thành)
- Cải thiện tình trạng nám da
- Tái tạo bề mặt da.
Tuy nhiên, sau khi thực hiện liệu trình chăm sóc da Microdermabrasion, một số tác dụng phụ có thể xảy ra sau:
- Da bị thô ráp, rát da: Trong quá trình thực hiện, bạn sẽ cảm thấy hơi rát. Đây là phản ứng tự nhiên khi da được mài mòn
- Da sưng đỏ tấy: Đặc biệt với làn da nhạy cảm, sau khi da bị tác động bằng thiết bị mài mòn sẽ khiến da bị đỏ. Nhưng sau vài tiếng sau điều trị, da sẽ trở lại bình thường.
- Da bị bong vảy sau vài ngày điều trị: Đây là dấu hiệu của quá trình tự lành vết thương của da đang diễn ra nên bạn không nên cạy hay gỡ vảy, mài.
- Dạ nhạy cảm hơn: Đặc biệt lúc mới được mài da vi điểm, da rất nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Bạn nên bôi kem chống nắng thường xuyên sau khi điều trị để làn da luôn được bảo vệ trước tác động của ánh sáng mặt trời.
- Nhiễm trùng: trong một số trường hợp nghiêm trọng do không biết chăm sóc da sau Microdermabrasion sẽ khiến da bị nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.
Các phản ứng phụ này có thể biến mất sau vài ngày thực hiện mài da vi điểm Microdermabrasion nếu biết cách chăm sóc da đúng cách.
Nên làm gì trước và sau điều trị Microdermabrasion?
Để hạn chế tối thiểu những phản ứng phụ của phương pháp mài da vi điểm Microdermabrasion, một số lưu ý bạn nên làm trước điều trị Microdermabrasion:
- Trước khi áp dụng phương pháp mài da vi điểm lên da mặt, bạn nên có sự kiểm tra tình trạng da và sự tham vấn với bác sĩ chuyên khoa da liễu để xem liệu da bạn có phù hợp để mài da vi điểm hay không
- Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
- Không sử dụng kem hoặc mặt nạ tẩy tế bào chết 3 ngày trước ngày thực hiện liệu trình.
Cách chăm sóc da sau mài da vi điểm Microdermabrasion cũng là yếu tố quan trọng quyết định kết quả điều trị. Một số cách chăm sóc da sau điều trị như:
- Rửa mặt: Vì da mới bị tác động trên bề mặt, bạn chỉ nên sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ cho da để hạn chế làm da bị khô, bong tróc
- Luôn thoa kem dưỡng ẩm cho da. Sau khi Microdermabrasion, da bạn có thường khô ráp hơn, kem dưỡng ẩm hoặc serum sẽ giúp làm dịu và cung cấp ẩm cho da
- Thoa kem chống nắng hằng ngày: Lựa chọn kem chống nắng có chỉ số SPF trên 30+ để đảm bảo da được bảo vệ khỏi sự phá hoại của các tia UV ánh nắng mặt trời (bởi trong thời gian này, da càng nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời)
- Không tẩy tế bào chết cho da: Bởi Microdermabrasion mài da vi điểm bản chất đã tẩy tế bào chết cho làn da.
Làn da của bạn sẽ dần được cải thiện sau vài lần thực hiện mài da vi điểm Microdermabrasion. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc microdermabrasion là gì và những lợi ích của mài da vi điểm đem lại cho làn da. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để được điều trị và có thể kết hợp Microdermabrasion với phương pháp chăm sóc da khác để giúp làn da bạn luôn mịn màng và duy trì được kết quả lâu dài như mong muốn.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.
Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn: Microdermabrasion: Minimally Invasive Procedure
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất: