Trẻ bị mộng du sao không? Nguyên nhân trẻ bị mộng du
1. Trẻ bị mộng du có sao không?
Trẻ nhỏ bị mộng du là một dạng rối loạn giấc ngủ khiến trẻ hành động vô thức trong khi đang ngủ. Khi bị mộng du, trẻ có thể thực hiện nhiều hoạt động khác nhau trong khi ngủ như: mặc quần áo, đi vệ sinh, ăn uống hoặc di chuyển đồ đạc. Thậm chí là sử dụng các thiết bị điện, lái xe hoặc lang thang ngoài đường. Mộng du thường không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng trẻ có nguy cơ cao gặp tai nạn vì không kiểm soát được hành vi trong lúc ngủ.


2. Nguyên nhân trẻ bị mộng du
Nguyên nhân chính xác của mộng du chưa được hiểu rõ, mặc dù các nghiên cứu cho thấy trẻ nhỏ thường dễ bị mộng du hơn do não bộ của trẻ còn đang trong quá trình trưởng thành. Một số yếu tố được cho là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mộng du:
- Thiếu ngủ là nguyên nhân phổ biến nhất của mộng du ở trẻ em.
- Thói quen ngủ bất thường, thay đổi giờ đi ngủ, quấy rầy giấc ngủ.
- Bệnh hoặc sốt.
- Sự căng thẳng hay lo âu cũng có thể gây mộng du và rối loạn về đêm.
- Mắc một bệnh lý cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ví dụ, trẻ em có hội chứng ngưng thở khi ngủ, động kinh và hội chứng chân không yên (RLS) dễ bị mộng du hơn
- Bàng quang căng quá mức có thể gây mộng du và đi tiểu ở những nơi không phù hợp
- Nỗi sợ hãi ban đêm có thể dẫn đến mộng du.
- Mộng du cũng có thể di truyền.
- Thuốc an thần, chấn thương đầu và đau nửa đầu đôi khi cũng có thể gây ra mộng du.
Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị mộng du
Nếu nhận thấy con bị mộng du, bố mẹ không nên cố gắng đánh thức trẻ. Vì khi thức dậy trong trạng thái mộng du sẽ khiến trẻ bối rối, sợ hãi. Bố mẹ hãy nhẹ nhàng hướng dẫn con quay lại giường và ở bên con cho đến khi bé ngủ yên. Đồng thời, gia đình cũng cần lưu ý một số vấn đề như:
[elementor-template id="263870"]
- Không nên cố gắng kiềm chế bằng cách giữ trẻ lại hay trói chân tay. Việc làm này có thể đe dọa và khiến trẻ trở nên bạo lực để tự vệ.
- Loại bỏ bất kỳ vật nào có cạnh sắc hoặc bể nước hoặc thứ gì có thể khiến trẻ vấp ngã và té
- Đặt một song chắn trong phòng hoặc những nơi nguy hiểm như cầu thang
- Khóa cửa sổ trong phòng của trẻ.
- Không nên để trẻ ngủ trên giường tầng, vì trẻ có khả năng bị rơi khỏi giường.
- Dinh dưỡng tốt sẽ giúp duy trì cân nặng và cơ thể khỏe mạnh, giúp ngủ ngon. Nếu bị béo phì hoặc thừa cân, trẻ có thể sẽ khó ngủ.
- Tập thể dục, đi bộ, chạy bộ, đạp xe hoặc làm việc nhà có thể giúp trẻ giảm khả năng bị mộng du.
- Cho trẻ ngủ đủ giấc
- Tránh kích thích thị giác hoặc thính giác vì có thể kích hoạt các cơn ác mộng và bị mộng du.
- Giảm thời gian ngủ trưa.
- Sử dụng các loại tinh dầu như hoa oải hương, hoa cúc, sáp thơm trong bồn tắm cũng có thể giúp trẻ ngủ tốt hơn.
- Một số chuyên gia giấc ngủ khuyên rằng: Hãy đánh thức bé dậy ít nhất là 15 – 20 phút trước thời điểm mà mộng du thường xảy ra.
Trẻ bị mộng du khi nào cần đi gặp bác sĩ
Nếu trẻ bị mộng du kéo dài, thậm chí là có những hành vi có thể thể gây nguy hiểm cho trẻ, hãy sớm đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên gia. Bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp hỗ trợ phù hợp.
Phòng tránh mộng du cho trẻ
- Tập cho trẻ thói quen đi ngủ theo giờ cố định cho trẻ kể cả ngày nghỉ
- Tạo một thói quen thư giãn vào ban đêm hoặc trước khi đi ngủ như: Tắm nước ấm, đọc sách có nội dung nhẹ nhàng hoặc nghe nhạc.
- Giữ phòng tối, đèn ngủ sáng vừa phải và loại bỏ bất kỳ âm thanh ồn ào khiến trẻ dễ tỉnh giấc.
- Giới hạn số lượng nước uống và cho trẻ đi vệ sinh trước khi đi ngủ.
- Không nên cho trẻ uống nước uống có nhiều đường hoặc caffeine.
- Cũng có thể cho trẻ thử ngồi thiền và các phương pháp giảm stress khác để ngăn chặn mộng du.
Trẻ bị mộng du nên ăn gì?
Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp duy trì cân nặng và cơ thể khỏe mạnh cho trẻ:
- Quả chín, rau xanh, đậu đỗ, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt (gạo lức/gạo lật, lúa mì, lúa mạch, ngô chưa tinh chế)
- Ít nhất 400 gam rau quả mỗi ngày (không tính các loại củ như khoai, sắn và các củ tinh bột khác)
- Giảm lượng chất béo xuống dưới 30% tổng năng lượng khẩu phần ăn
- Hạn chế sử dụng muối và các gia vị có chứa nhiều muối (như nước mắm, nước tương)
- Hạn chế sử dụng các loại thức ăn nước uống có hàm lượng đường cao như: Đồ ăn vặt, kẹo, nước ngọt,..
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về tình trạng mộng du ở trẻ phải làm sao? Cách chăm sóc cho trẻ và những lưu ý phòng tránh.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị xơ gan an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị suy gan cấp an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm da tiếp xúc an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị máu nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm màng não an toàn và hiệu quả
Nguồn: Tham khảo