Trẻ bị say nắng có sao không? Nguyên nhân trẻ bị say nắng
1. Trẻ bị say nắng có sao không?
Trẻ bị say nắng, say nóng là tình trạng tăng thân nhiệt quá mức, thường trên 40 độ C và và suy giảm chức năng thần kinh xảy ra đột ngột. Bệnh có thể dẫn đến giảm khả năng đánh giá, cử chỉ kỳ cục, ảo giác, thay đổi ý thức, lẫn lộn, mất định hướng và hôn mê, co giật.
2. Nguyên nhân trẻ bị say nắng
Nguyên nhân trẻ say nắng thường do cơ thể bị phơi dưới ánh nắng nóng quá lâu, vượt quá mức chịu đựng của cơ thể. Dẫn đến nhiều rối loạn ở các cơ quan, nhất là hệ thần kinh. Một trong những ảnh hưởng rất dễ nhận biết khi nhiệt độ môi trường tăng cao là tình trạng mất nước do sự tăng tiết mồ hôi qua da và sự mất nước qua hơi thở làm cho trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi, bứt rứt
Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị say nắng
Những biện pháp sơ cứu ban đầu trong lúc trẻ được đưa đến bệnh viện như:
- Nhanh chóng đưa trẻ đến chỗ thoáng mát như phòng thông gió, hành lang có mái che hoặc dưới tán cây có nhiều bóng mát.
- Cởi quần áo trẻ giúp trẻ hạ nhiệt và dễ thở.
- Dùng khăn thấm nước mát đắp lên đầu, lên trán trẻ để giải nhiệt
- Dùng một khăn khác, cũng thấm nước mát, lau nhẹ nhàng mình mẩy, chân tay của trẻ
- Cho trẻ uống nước đầy đủ (nước trái cây, nước khoáng, hoặc nước đã đun sôi để nguội). Nên cho trẻ uống thật từ từ, từng chút một để tránh làm cho trẻ bị nôn.
Trẻ bị say nắng khi nào cần đi gặp bác sĩ
Tất cả các trẻ bị say nắng say nóng đều bắt buộc cho vào bệnh viện theo dõi. Những dấu hiệu trẻ đang bị say nắng:
- Mệt mỏi, mắt lờ đờ.
- Cơ thể nóng ran, mặt đỏ gay, thân nhiệt lên đến 41 độ C.
- Trẻ than đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.
- Trẻ có giác buồn nôn, ói mửa.
- Một số trẻ có thể bị ngất xỉu.
- Nhịp thở yếu, nhanh.
- Mạch nhanh yếu, khó bắt, hoặc thậm chí không bắt được mạch.
- Trường hợp say nắng nặng, trẻ sẽ hôn mê hoàn toàn và lên những cơn co giật.
Phòng tránh say nắng cho trẻ
Nên cho trẻ uống nhiều nước khi đi ra ngoài trời nắng nóng. Vì trẻ sẽ bị đổ mồ hôi nhiều và cơ thể rất dễ bị mất nước. Trẻ còn bú mẹ nên cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt.
- Hạn chế tối đa việc cho trẻ đi ra ngoài đường trong giờ nắng nóng cao điểm từ 11h – 4h chiều. Khi đi ra nắng, hãy đảm bảo toàn cơ thể của trẻ cần được che nắng kín để hạn chế tác hại sức nóng của ánh nắng mặt trời.
- Cần tránh đột ngột sự tiếp xúc với nắng nóng. Khi trẻ cảm thấy mệt mỏi, ra mồ hôi quá nhiều nên khẩn trường đưa trẻ vào chỗ râm mát để nghỉ ngơi.
- Mặc cho trẻ quần áo thoáng, mát, màu nhạt để dễ thấm mồ hôi và thoát nhiệt, và giúp tránh hấp thụ nhiệt từ môi trường.
Trẻ bị say nắng nên ăn gì?
- Nên ăn các thực phẩm dễ tiêu, lỏng như nước cháo loãng, sữa, các loại trái cây. Hoặc nước trái cây như: dưa hấu, mướp đắng, nước chanh, nước đậu xanh…
- Không nên uống quá nhiều nước một lúc mà nên chia làm nhiều lần, mỗi lần uống một ít.
- Không nên ăn hoa quả lạnh vì dễ làm tổn thương đến dạ dày gây trướng bụng, tiêu chảy,…
- Tuyệt đối tránh xa các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ để phần nào giúp cơ thể thích ứng với chức năng tiêu hóa của dạ dày trong thời tiết oi bức.
- Sau khi bị say nắng, hơi nóng vẫn chưa hoàn toàn hạ hỏa, vì vậy, không ăn uống các loại thực phẩm quá giàu chất dinh dưỡng sẽ gây thêm mệt mỏi và hại cho đường tiêu hóa.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về tình trạng say nắng ở trẻ phải làm sao? Cách chăm sóc cho trẻ và những lưu ý phòng tránh.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị xơ gan an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị suy gan cấp an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm da tiếp xúc an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị máu nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm màng não an toàn và hiệu quả
Nguồn: Tham khảo