Trẻ bị trĩ có sao không? Nguyên nhân trẻ bị trĩ
1. Trẻ bị trĩ có sao không?
Trẻ nhỏ nếu không có chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt phù hợp vẫn sẽ bị trĩ. Đây là tình trạng đám rối tĩnh mạch bên trong hậu môn thường xuyên chịu áp lực và căng phồng, gây đau đớn cho người bệnh. Trẻ bị trĩ có thể nguy hiểm hơn người lớn vì nhận thức của trẻ về bệnh là rất ít. Trẻ sẽ có xu hướng sợ hãi và giấu bệnh. Từ đó dẫn đến các biến chứng như thiếu máu, sa nghẹt búi trĩ, viêm nhiễm lở loét vùng hậu môn và xung quanh.


2. Nguyên nhân trẻ bị trĩ
1. Trẻ ngồi bô quá lâu
Vì nhiều lý do mà trẻ ngồi bô quá lâu. Thời gian ngồi bô trung bình chỉ nên từ 15 phút đổ lại. Điều này đúng cho cả người lớn khi đi vệ sinh. Ngồi bô lâu sẽ làm tăng áp lực lên vùng hậu môn, gây chèn ép các tĩnh mạch hậu môn từ đó hình thành bệnh trĩ.
2. Trẻ bị táo bón
Trẻ bị trĩ do táo bón chiếm tỷ lệ khá lớn. Do khi bị bón, trẻ phải ra sức rặn để tống phân ra ngoài. Điều này cũng làm tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn. Kết quả là búi món dồn nén, hình thành nên búi trĩ.
[elementor-template id="263870"]
3. Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh
Rau là nguồn chất xơ cần thiết cho quá trình tiêu hóa. Thiếu chất xơ, thức ăn sẽ không được tiêu hóa hóa toàn, khiến phân trở nên cứng hơn. Từ đó gây ra táo bón. Ngoài ra, táo bón cũng bắt nguồn từ việc trẻ lười uống nước.
4. Trẻ quá thụ động
Nghiên cứu cho thấy trẻ thường xuyên vận động có ít nguy cơ bị trĩ hơn. Trẻ thụ động có xu hướng ngồi hoặc nằm một chỗ, ít đi lại và hầu như không chạy nhảy. Và hiển nhiên ngồi quá lâu sẽ làm vùng hậu môn chịu áp lực cả phần trên của cơ thể, từ đó sinh ra trĩ.
5. Trẻ quấy khóc quá dữ dội
Một số trẻ nhỏ bị trĩ đôi khi vì thường xuyên la khóc quá dữ dội. Nguyên do là vì khi la khóc mạnh, máu sẽ bị đẩy dồn xuống phía xương chậu và làm tăng áp lực lên bụng từ bên trong. Cuối cùng, máu bị ứ đọng trong khu vực trực tràng.
Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị trĩ
- Khi bé bị trĩ, mẹ cần giữ vệ sinh khu vực hậu môn của bé kỹ càng. Dùng nước ấm rửa hậu môn sau mỗi lần đại tiện và trước khi bé chuẩn bị đi ngủ để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của bé.
- Ngoài ra khi con táo bón, bố mẹ hãy nhẹ nhàng xoa bụng để giúp bé. Chỉ cần cho bé nằm tư thế ngửa mặt lên, rồi dùng ức bàn tay phải từ từ ấn vào cơ bụng bé. Bắt đầu di chuyển ức tay trên bụng theo chiều từ phải sang trái một cách nhẹ nhàng, rồi đổi từ dưới lên trên, không ấn mạnh. Mỗi lần thực hiện kéo dài khoảng 15 phút, khoảng 2-3 lần/ ngày, khi nào con đi đại tiện được thì ngưng.
Trẻ bị trĩ khi nào cần đi gặp bác sĩ
Bệnh trĩ càng nặng thì thời gian điều trị bệnh càng lâu. Vì vậy, gia đình cần chú ý quan sát trẻ để phát hiện bệnh kịp thời và điều trị càng sớm càng tốt để có thể đạt được hiệu quả cao.
Phòng tránh bị trĩ cho trẻ
- Bổ sung thêm chất xơ vào bữa ăn của trẻ. Chất xơ nhiều trong rau, củ và các loại đậu.
- Cho bé uống nhiều nước mỗi ngày. Lượng nước có thể thay thế một phần bằng sữa, canh. Tuy nhiên, nước lọc vẫn nên chiếm tỷ lệ cao nhất.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn cho trẻ sau mỗi lần đại tiện. Vi khuẩn tích tụ ở hậu môn có thể xâm nhập thông qua các vết xước. Dạy trẻ tự vệ sinh đối với trẻ từ 5 tuổi trở lên.
- Tập cho trẻ có thói quen đi vệ sinh đúng giờ. Thường đi vào khoảng 6-8 giờ sáng là tốt nhất. Đây là thời điểm cơ thể đào thải chất độc, nhu động ruột cũng hoạt động mạnh mẽ hơn, do đó, dễ đi vệ sinh hơn.
- Cặn dặn trẻ báo nếu bị táo bón từ 2 lần trở lên. Giáo dục trẻ rằng bị trĩ không phải chuyện đáng xấu hổ nên không phải giấu sẽ làm bệnh ngày càng nặng hơn.
Trẻ bị trĩ nên ăn gì?
- Uống nhiều nước
- Chế độ ăn nhiều nước nhiều xơ để làm mềm phân, hạn chế táo bón
- Hạn chế ăn các đồ ăn chứa nhiều muối, cay nóng, cà phê, rượu và các thực phẩm chứa cafein
- Bổ sung các thực phẩm nhuận tràng để làm giảm nguy cơ táo bón
- Bổ sung các thực phẩm giàu sắt như gan động vật, hạt điều, hạnh nhân để tăng cường bổ máu, hạn chế nguy cơ thiếu máu ở người bị chảy máu kéo dài.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về tình trạng trĩ ở trẻ phải làm sao? Cách chăm sóc cho trẻ và những lưu ý phòng tránh.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị xơ gan an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị suy gan cấp an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm da tiếp xúc an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị máu nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm màng não an toàn và hiệu quả
Nguồn: Tham khảo