Trẻ bị thâm quầng mắt có sao không? Nguyên nhân trẻ bị thâm quầng mắt
1. Trẻ bị thâm quầng mắt có sao không?
Trẻ bị thâm quầng mắt là khi vùng da quanh mắt bị sạm, tối màu. Đây có thể chỉ là dấu hiệu của một vài sự cố hoặc dị ứng và rất hiếm khi trở nặng.

2. Nguyên nhân trẻ bị thâm quầng mắt
Theo các bác sĩ, trẻ bị thâm quầng mắt dưới hoặc vùng da bao quanh ổ mắt có thể do tác động từ yếu tố bên trong và ngoài cơ thể. Dưới đây là 1 số lý do thường gặp:
- Vùng da dưới mắt mỏng dễ bị lộ mao mạch ra ngoài. Đây là nguyên do phổ biến nhất cho tình trạng trẻ bị thâm quầng mắt.
- Yếu tố di truyền từ bố hoặc mẹ có vùng mắt thâm quầng cũng ảnh hưởng tới con cái.
- Trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, mất ngủ, âu lo thường xuyên cũng gây nên thâm tím vùng bọng mắt kèm với sắc thái nhợt nhạt.
- Do va chạm với vật thể cứng bên ngoài khiến các mạch máu tại vùng mắt bị vỡ và tụ lại thành quầng thâm. Tuy nhiên, sau 1 thời gian vùng máu tụ bầm sẽ tan ra và hết thâm tím.
- Vùng da mắt tiếp xúc trực tiếp, thường xuyên với ánh nắng mặt trời. Sắc tố melanin sẽ tập trung nhiều tại đây và dẫn tới tình trạng sẫm màu.
- Trẻ mắc 1 số bệnh lý như: dị ứng, tràm bớt, viêm mũi,… dẫn đến tình trạng máu lưu thông không tốt, ứ đọng ở vùng mắt làm mắt thâm quầng nhìn thấy rõ.
Phương pháp chăm sóc thâm quầng mắt cho trẻ
Trẻ bị thâm quầng mắt do các yếu tố di truyền, va đập chấn thương, bố mẹ có thể khắc phục tại nhà bằng các phương pháp tự nhiên. Dưới đây là 1 số mẹo chữa thâm mắt có thể tham khảo:
- Cách 1: Đắp muỗng ướp nước đá lạnh vào vùng hốc mắt giúp làm co bớt các mao mạch, hạn chế vết thâm.
- Cách 2: Sử dụng 2 lát dưa chuột mỏng đắp lên mắt bé lúc đi ngủ khoảng 15 phút rồi gỡ ra, lau sạch lại.
- Cách 3: Đắp 2 túi trà lọc ấm lên bầu mắt trẻ nhỏ 10 phút thì vệ sinh lại. Cách làm này giúp làm giảm căng thẳng vùng cơ mắt từ đó hạn chế quầng thâm hình thành.
- Cách 4: Bổ sung các thực phẩm tốt cho máu vào thực đơn của trẻ nhỏ như: cải bó xôi, tôm, cá,..
Lưu ý: Đối với hiện tượng thâm quầng mắt ở trẻ em do dị ứng, va đập gây nên các vết thương hở,.. Mẹ hãy để bé tránh xa những yếu tố gây kích thích như: bụi phấn hoa, bụi bẩn,…
Trẻ bị thâm quầng mắt khi nào cần đi gặp bác sĩ
Quầng thâm mắt xuất hiện thường do trẻ thấy mệt mỏi hoặc bị phơi nhiễm chất gây dị ứng hoặc chất kích thích. Ở một số trường hợp hiếm thì quầng thâm xung quanh mắt có thể do xuất hiện khối u của các dây thần kinh, được gọi là bệnh u nang thần kinh. Nếu nhận thấy màu da xung quanh mắt quá tối, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám sớm.
Phòng tránh thâm quầng mắt cho trẻ
- Đảm bảo trẻ được ngủ đủ giấc, ăn ngon, hoạt động lành mạnh và khoa học
- Nếu dị ứng là nguyên nhân thì hãy bảo vệ trẻ khỏi những chất kích thích tiềm ẩn như: Phấn hoa, bụi… Mẹ nên thường xuyên rửa và giữ sạch đôi mắt bé bằng một chiếc khăn ướt ấm
- Cắt tỉa móng tay của trẻ để tránh những vết xước ngoài ý muốn trên mặt và mắt
Trẻ bị thâm quầng mắt nên ăn gì?
Một số thực phẩm giúp làm mờ thâm quầng mắt như là:
- Trứng luộc: rất giàu protein, có khả năng tái tạo tế bào, ngăn ngừa sự hình thành các quầng thâm.
- Vừng: vừng trắng và đen đều chứa nhiều vitamin E giúp nuôi dưỡng mắt, làm mờ quầng thâm.
- Cà rốt: giàu cả vitamin E và A, rất tốt cho mắt giúp làm mờ dần quầng thâm, cải thiện thị lực.
- Tảo bẹ: giúp nâng cao khả năng vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng. Từ đó, ngăn quầng thâm xuất hiện ở mắt.
- Trà xanh: giúp loại bỏ quầng thâm gây ra do bức xạ của thiết bị điện tử.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về tình trạng thâm quầng mắt ở trẻ phải làm sao? Cách chăm sóc cho trẻ và những lưu ý phòng tránh.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị xơ gan an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị suy gan cấp an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm da tiếp xúc an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị máu nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm màng não an toàn và hiệu quả
Nguồn: Tham khảo