Trẻ nhỏ bị ngứa da đầu có sao không? Nguyên nhân trẻ nhỏ bị ngứa da đầu
1. Trẻ nhỏ bị ngứa da đầu có sao không?
Trẻ nhỏ bị ngứa da đầu sẽ bị nổi mẩn đỏ khiến cho bé cảm thấy khó chịu, khó yên giấc. Tuy hiện tượng này không gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ nhưng lại ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển của bé cũng như sinh hoạt thường ngày. Nếu không tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục sớm, bệnh có thể dẫn đến mãn tính.


2. Nguyên nhân trẻ nhỏ bị ngứa da đầu
- Bé bị cứt trâu (ngứa da đầu): Ngứa ngáy sẽ xảy ra khi tình trạng cứt trâu của bé dày, mảng lớn. Sau đó, an rộng khiến nấm Pityrosporum Ovale phát triển gây ngứa.
- Di truyền: nếu gia đình trẻ có bố mẹ, người thân bị viêm da. Thì khả năng bị ngứa da đầu sẽ cao hơn so với những trẻ khác.
- Ngứa da đầu do dị ứng: Một số trẻ có cơ địa dị ứng với các thức ăn như hải sản, sò, tôm, cua… Hoặc bị dị ứng với loại sữa đang uống có thể khiến da đầu bị ngứa.
- Môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn cũng là nguyên nhân gây ngứa da đầu ở trẻ nhỏ.
- Do thời tiết thay đổi: Thời tiết lạnh, nóng thất thường. Nhất là thời điểm giao mùa lại càng khiến cho da bé trở nên nhạy cảm. Dễ khởi phát hiện tượng ngứa ngáy, trong đó có da đầu.
- Dị ứng với dầu gội của người lớn: Da đầu của trẻ nhỏ rất nhạy cảm. Bởi vậy nếu cha mẹ dùng dầu gội có những thành phần tẩy cao như dầu gội của người lớn. Sẽ dễ gây kích ứng da và sinh ngứa ngáy.
Phương pháp chăm sóc cho trẻ nhỏ bị ngứa da đầu
- Nếu trẻ dị ứng với đồ ăn lạ thì mẹ hãy cân nhắc cho bé ăn đồ hải sản, tôm, cua, sò, hay sữa bò…
- Với những mẹ đang cho con bú hãy tránh ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, tôm, sò… cho đến khi trẻ hết ngứa.
- Gối: tiếp xúc trực tiếp với da đầu trẻ nên được giặt ít nhất 2 tuần/lần và phơi nắng để loại bỏ các chất bã, dầu nhờn, bụi bẩn. Tránh gây kích thích làm phát bệnh hay bệnh nặng hơn.
- Mẹ dùng tay gội nhẹ nhàng, không gãi hay kỳ cọ mạnh tránh trầy xước da đầu.
- Không sử dụng dầu gội đầu đặc hiệu người lớn cho trẻ. Vì các thành phần thuốc trong dầu gội người quá mạnh so với trẻ em. Điều này sẽ làm tình trạng ngứa của trẻ thêm nặng, bị viêm da tiếp xúc.
- Nếu đầu trẻ có nhiều mảng “cứt trâu”, mẹ hãy bôi vài giọt dầu dừa/dầu ô liu lên các mảng da trong 20–30 phút. Dầu sẽ ngấm và làm mềm các mảng da, có thể dùng lược để chải nhẹ rồi gội lại sạch với dầu gội.
Trẻ nhỏ bị ngứa da đầu khi nào cần đi gặp bác sĩ
Nhìn chung, những bệnh lý gây ngứa da đầu kể trên đều không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, với các triệu chứng vô cùng khó chịu và kéo dài dai dẳng sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống cũng như ảnh hưởng tới tâm lý. Vì vậy, bố mẹ hãy sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp.
Phòng tránh ngứa da đầu cho trẻ
- Bố mẹ nên vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vùng da đầu của bé sạch sẽ với những trẻ bị ngứa da đầu do dị ứng.
- Khi vệ sinh, nhẹ nhàng gội đầu cho trẻ, không cào mạnh sẽ làm xước da đầu của trẻ.
- Chọn quần áo được làm bằng chất liệu mềm, cotton, thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Hạn chế dùng quần, áo lông bởi những trang phục này rất dễ làm da bé bị kích ứng, gây ngứa.
- Quần áo của trẻ cần được giặt sạch và phơi ở những nơi có nhiều ánh nắng.
- Nên thường xuyên cắt móng chân, móng tay cho bé. Tránh hiện tượng cào gãi làm tổn thương da.
- Thường xuyên cho bé tắm nắng để hấp thụ vitamin D tự nhiên, bổ sung canxi và vitamin B.
Trẻ nhỏ bị ngứa da đầu nên ăn gì?
Thực phẩm nên ăn
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B: hạn chế tình trạng bé bị ngứa da đầu, bong tróc vảy. Vitamin B có trong cá, thịt, gia cầm, đậu, một số loại trái cây, rau củ,…
- Tăng lượng thức ăn chứa kẽm giúp ngăn ngừa việc tiết các chất bã nhờn. Hỗ trợ chăm sóc da đầu luôn khỏe mạnh. Một số loại thực phẩm chứa nhiều kẽm như: thịt bò, thịt gia cầm, hàu, các loại đậu, ngũ cốc,…
- Tăng lượng thức ăn chứa Allicin: Thành phần Allicin có trong một số loại thực phẩm như tỏi, hành tây, hành lá,… có đặc tính chống nấm và kháng viêm cao, rất tốt cho trẻ bị ngứa da đầu.
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin E: giúp tái tạo da, làm lành các tổn thương nhanh chóng,…
Thực phẩm nên tránh
- Hải sản như tôm, cua, sò,… là loại thức ăn có thể gây dị ứng, ngứa ngáy. Đặc biệt là những trẻ có làn da nhạy cảm.
- Đường: Trẻ bị ngứa da đầu nên hạn chế đường, nước ngọt hoặc các sản phẩm làm từ đường. Vì sẽ làm cho vi khuẩn phát triển quá mức trong môi trường nhiều đường.
- Vitamin C tạo điều kiện thuận lợi cho nấm da đầu sinh sôi, phát triển và làm cho tình trạng ngứa trở nên tồi tệ hơn.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về tình trạng ngứa da đầu ở trẻ phải làm sao? Cách chăm sóc cho trẻ và những lưu ý phòng tránh.
[elementor-template id="263870"]
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị xơ gan an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị suy gan cấp an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm da tiếp xúc an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị máu nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm màng não an toàn và hiệu quả
Nguồn: Tham khảo