Trẻ bị thiếu Lysine có sao không? Nguyên nhân trẻ thiếu Lysine
Trẻ bị thiếu Lysine có sao không?
Trẻ bị thiếu lysine là tình trạng thiếu hụt lượng axit amin này do lượng cung cấp không đủ so với lượng cơ thể cần. Từ đó, gây ra nhiều biến chứng cho trẻ, cụ thể là chậm lớn, suy dinh dưỡng, kém phát triển,… Tỉ lệ trẻ mắc phải tình trạng này cũng khá phổ biến vì cha mẹ không thực sự am hiểu và quan tâm đến thành phần dinh dưỡng trong các loại thực phẩm. Ngoài ra, khi ở tình trạng này, các dấu hiệu nhận biết thông thường là: rụng tóc, kém ngon miệng, dễ kích động, thiếu tập trung,…Cha mẹ cần quan sát biểu hiện của con nhằm sớm nhận biết tình trạng bệnh.


Nguyên nhân trẻ bị thiếu Lysine
Do cơ thể không có khả năng tự tổng hợp loại chất này, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc lượng thức ăn không cung cấp đủ Lysine cơ thể cần. Tình trạng này có thể đến từ vệc cha mẹ thiếu am tường về thành phần dinh dưỡng trong thức ăn. Từ đó, việc chế biến, lựa chọn trong thực đơn hàng ngày kém chất lượng. Hậu quả vô tình gây ra hiện tượng thiếu hụt lysine cho trẻ.
Cách chăm sóc cho trẻ bị thiếu Lysine
Dưới đây là các biện pháp chăm sóc cho trẻ khi phát hiện bị thiếu lysine:
[elementor-template id="263870"]
- Đưa con đến khoa dinh dưỡng để xác định mức độ, tình trạng bệnh
- Theo dõi các biểu hiện của con, thông báo với bác sĩ
- Trao đổi với bác sĩ điều trị về phương pháp chữa trị
- Tham vấn thực đơn từ chuyên gia dinh dưỡng
- Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Cho con uống thuốc đúng giờ
- Đưa bé đi tái khám đúng hẹn
- Thay đổi thực đơn hàng ngày, đa dạng món ăn, dựa vào sở thích của bé
- Không la mắng, ép buộc con ăn khi con không muốn
- Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày
- Động viên con vận động thường xuyên để tăng cường trao đổi chất.
Trẻ bị thiếu Lysine khi nào cần đi khám?
Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, hãy đưa con đến khoa dinh dưỡng càng sớm càng tốt. Không nên tự điều trị tại nhà hoặc tự ý mua thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ; vì việc này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho trẻ. Nếu kéo dài tình trạng trên, quá trình tăng trưởng của con có thể bị đình trệ, kém hiệu quả. Từ đó, dẫn đến các biến chứng: suy dinh dưỡng, thấp còi, chậm phát triển,…
Phòng ngừa thiếu Lysine cho trẻ
Các gợi ý về phương pháp phòng ngừa thiếu lysine ở trẻ:
- Đưa con đi kiểm tra sức khoẻ định kì
- Theo dõi các cột mốc phát triển của bé
- Khuyến khích con vận động thường xuyên nhằm tăng cường trao đổi chất
- Đa dạng thực phẩm trong thực đơn hàng ngày của bé
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày
- Nếu bé quá biếng ăn, hãy tham khảo các loại thực phẩm chức năng bổ sung.
Thực đơn cho trẻ bị thiếu Lysine
Thiếu hụt lysine đối với trẻ nhỏ sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng trong tương lai. Vì vậy, hãy điều trị sớm nhất có thể. Do cơ thể không thể tự tổng hợp, việc cung cấp lysine qua thức ăn hàng ngày đóng vai trò quyết định. Dưới đây là một số gợi ý về các loại thực phẩm giàu lysine, phù hợp với trẻ nhỏ:
- Trứng
- Rong biển
- Trái cây, hoa quả có màu đỏ: cà tốt, cà chua, cam, quýt, táo
- Hạt dinh dưỡng: điều, hạnh nhân, quả hạch, óc chó, hồ đào
- Các loại đậu: đậu Hà Lan, đậu nành, đậu xanh,…
- Sữa và sản phẩm làm từ sữa: sữa chua, đậu hũ, sữa đậu nành,..
- Các loại thịt: thịt gà, thịt bò
- Động vật có vỏ: cua, ghẹ, hàu, tôm….
- Các loại cá: cá mòi, cá tuyết, cá bơn…
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị thiếu Lysine phải làm sao? Trẻ nhỏ bị thiếu Lysine có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
Xem thêm các bài viết:
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị xơ gan an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị suy gan cấp an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm da tiếp xúc an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị máu nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm màng não an toàn và hiệu quả
Nguồn: Tham khảo