Trẻ bị vàng da có sao không? Nguyên nhân trẻ bị vàng da
1. Trẻ bị vàng da có sao không?
Trẻ bị vàng da là tình trạng một phần hoặc toàn bộ da và tròng trắng của mắt bị xỉn vàng. Thông thường, hiện tượng vàng da xuất hiện khi trẻ được 1-7 ngày tuổi. Nếu trẻ vẫn ăn ngủ bình thường và hiện tượng sẽ tự hết sẽ không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, có những trường hợp trẻ không tự khỏi và nếu không điều trị kịp thời, trẻ có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như: Bại não cấp tính, vàng da nhân,…
2. Nguyên nhân trẻ bị vàng da
Vàng da sinh lý: Do trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện các chức năng nội tạng nên gan của trẻ bị quá tải với lượng Bilirubin được sinh ra. Chất này sẽ phân tán bên dưới da và gây vàng da.
Vàng da bệnh lý: Trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh bị vàng da là biểu hiện tiềm tàng của một căn bệnh tiềm ẩn. Lúc này, hiện tượng vàng da sẽ xuất hiện trong vòng 24h sau khi sinh.
Một số nguyên nhân khác khiến vàng da ở trẻ sơ sinh bao gồm:
- Bất đồng nhóm máu mẹ và con
- Bệnh lý tan máu (thiếu men, hồng cầu hình liềm, nhiễm trùng)
- Xuất huyết dưới da
- Chậm đi phân su
- Nhiễm virus bào thai
- Bệnh lý gan mật bẩm sinh (teo đường mật, giãn đường mật)
- Ngạt sau đẻ
- Sinh non
- Rối loạn đông máu
Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị vàng da
Đối với trẻ bị vàng da nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ để được thăm khám và chữa trị phù hợp. Đồng thời phụ huynh cần lưu ý:
- Quan sát sự thay đổi da trẻ 2 ngày một lần. Nếu sau 5 ngày vẫn không thấy chuyển biến thì phải đưa đến bác sĩ. Nếu da trẻ quá sậm màu thì chú ý lòng trắng mắt.
- Cho trẻ bú đủ để cơ thể đào thải lượng Bilirubin dư thừa.
- Nếu nuôi con bằng sữa mẹ, trong 24h nên cho con ăn khoảng 8-12 lần.
- Nếu nuôi con bằng sữa công thức, hãy theo dõi sát sao để đảm bảo bé ăn đủ 6-10 lần trong 24h.
- Vệ sinh thân thể cho bé cẩn thận và giữ ấm cho trẻ.
- Nên để trẻ gần cửa sổ có ánh nắng dịu và cho cho trẻ tắm nắng khoảng 15 phút mỗi ngày.
Trẻ bị vàng da khi nào cần đi gặp bác sĩ
Vàng da bệnh lý rất nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh thiếu tháng. Do đó, phụ huynh cần lưu ý các triệu chứng của vàng da bệnh lý để kịp thời đưa trẻ đến bác sĩ:
- Vàng da bệnh lý xuất hiện rất sớm trong chưa đầy 24h sau khi trẻ ra đời.
- Trẻ sẽ không hết vàng da sau 1 tuần (đối với trẻ đủ tháng) và 2 tuần (đối với trẻ thiếu tháng).
- Vàng da toàn thân, kể cả lòng bàn tay, bàn chân và kết mạc mắt.
- Màu của da sậm hơn và có thể thấy rõ bằng mắt thường.
- Trẻ xuất hiện một số triệu chứng bất thường như: bỏ bú, co giật, quấy khóc,…
- Trẻ có hiện tượng lơ đãng, khó đánh thức.
Phòng tránh vàng da cho trẻ
- Chăm sóc sức khỏe tốt khi mang thai, khám thai đầy đủ theo lịch hẹn để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý trong thai kỳ. Nhờ đó tránh được sinh non, sinh nhẹ cân, quá cân, nhiễm trùng từ mẹ sang con.
- Cho trẻ bú sữa non ngay sau sinh và giữ ấm trẻ để giúp trẻ không bị hạn thân nhiệt, hạ đường huyết và đi phân su sớm ngay sau sinh.
- Phòng trẻ phải có đủ ánh sáng để có thể dễ dàng theo dõi màu sắc da của trẻ.
Trẻ bị vàng da nên ăn gì?
Trong quá trình điều trị vàng da cho trẻ, mẹ cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ qua sữa mẹ.
Thực phẩm nên ăn
- Cần bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất quan trọng như chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
- Ăn nhiều trái cây và rau quả tươi để hạn chế tổn thương gan trong quá trình trao đổi chất và dễ tiêu hóa.
- Uống nhiều nước giúp gan và thận đào thải độc tố và dễ tiêu.
Thực phẩm nên hạn chế
- Thực phẩm có thể gây mất sữa, ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ như: măng chua, lá lốt, bắp cải
- Các chất kích thích như rượu, bia, chất có nhiều caffein, thực phẩm đóng hộp, …
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về tình trạng vàng da ở trẻ phải làm sao? Cách chăm sóc cho trẻ và những lưu ý phòng tránh.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị xơ gan an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị suy gan cấp an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm da tiếp xúc an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị máu nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm màng não an toàn và hiệu quả
Nguồn: Tham khảo