Trẻ hay cắn móng tay có sao không? Nguyên nhân trẻ hay cắn móng tay
1. Trẻ hay cắn móng tay có sao không?
Theo chuyên gia da liễu, trẻ hay cắn móng tay sẽ khiến móng tay và phần da xung quanh dễ bị tổn thương, nhiễm trùng. Từ đó, tạo cơ hội cho vi khuẩn trong miệng xâm nhập vào da tay, len lỏi vào cơ thể khiến trẻ có thể gặp các vấn đề như:
- Nhiễm khuẩn, viêm móng, sưng viêm ngoài da hoặc nấm móng tay
- Móng tay kém phát triển: Cắn móng tay sẽ khiến việc sản sinh tế bào sừng của móng bị ảnh hưởng. Từ đó, dẫn đến móng tay mọc không đều, mọc lệch, dễ gãy…
- Các vấn đề về răng lợi: Trẻ hay cắn móng tay có thể bị mòn răng, mẻ răng hoặc viêm lợi, viêm nướu.
- Nhiễm trùng đường ruột: Trong móng tay chứa rất nhiều vi khuẩn, do đó, khi cắn móng tay, vô tình trẻ đã đưa những loại vi khuẩn này vào miệng. Dẫn đến nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột hoặc giun sát rất cao.


2. Nguyên nhân trẻ hay cắn móng tay
Có rất nhiều lý do khiến trẻ có khuynh hướng cắn móng tay, cụ thể là:
- Phản xạ tự nhiên để tự an ủi bản thân khi gặp căng thẳng, lo lắng, không thoải mái hay chán nản như: Mâu thuẫn giữa người thân hoặc bạn bè, trẻ đang bị phạt, chuyển đến nhà hay trường mới,v.v…
- Thói quen cắn móng tay của bố mẹ cũng có khả năng ảnh hưởng đến con cái thông qua gen di truyền.
- Bắt chước thói quen của người khác. Trẻ nhỏ thường có xu hướng bắt chước thói quen cắn móng tay từ anh, chị em hoặc các thành viên khác trong nhà.
Phương pháp chăm sóc cho trẻ hay cắn móng tay
Một số phương pháp giúp hạn chế thói quen cắn móng tay ở trẻ:
[elementor-template id="263870"]
Đánh lạc hướng
Khích lệ trẻ tham gia vào hoạt động khác hoặc thói quen tốt khác để xao nhãng việc cắn móng tay. Ví dụ: các trò chơi phải dùng đến hai tay như chơi nặn đất, xúc cát, leo trèo hoặc lắp ráp hình khối…
Quan tâm đến tâm lý của trẻ
Hãy cho trẻ cảm giác được yêu thương và chăm sóc, khuyến khích chúng chơi với bạn bè. Khi trẻ có người để cùng chơi, tâm trạng sẽ thoải mái. Từ đó, giảm cảm giác lo âu, áp lực giúp trẻ quên đi việc cắn móng tay.
Cắt và làm sạch móng tay cho trẻ
Cắn móng tay sẽ khiến viền móng tay của trẻ trở nên không đều nhau, vì vậy trẻ sẽ lại tiếp tục cắn. Do đó, nên cắt móng tay cho trẻ thường xuyên, giữ móng tay sạch sẽ, điều này có thể thay đổi dần thói quen cắn móng tay.
Để trẻ hiểu những vấn đề khi cắn móng tay
Cha mẹ hãy giúp trẻ hiểu, việc cắn móng tay ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào. Đồng thời, có thể sử dụng hình ảnh minh họa để cho trẻ thấy được tác hại của cắn móng tay.
Khen thưởng, động viên trẻ
Giải thích cho trẻ biết rằng rất khó để từ bỏ việc cắn móng tay, nhưng bố mẹ tin rằng con có thể làm được. Ví dụ, một ngày trẻ không cắn móng tay, cha mẹ có thể khen thưởng, tạo động lực khuyến khích trẻ tiếp tục cố gắng.
Tạo vị đắng
Bố mẹ có thể mua sản phẩm bán tại các hiệu thuốc có công dụng ngăn trẻ cắn móng tay. Bôi một ít lên móng tay của trẻ, sản phẩm có vị rất đắng sẽ nhắc nhở trẻ bỏ thói quen cắn móng tay. Hoặc với bé gái thích làm điệu, mẹ có thể sơn móng tay cho bé. Trẻ sợ mất đẹp sẽ không cắn móng tay nữa.
Trẻ hay cắn móng tay khi nào cần đi gặp bác sĩ
Trẻ thường xuyên cắn móng tay có thể là do thiếu dinh dưỡng như Canxi và Magie. Vì thế bố mẹ hãy đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám tình hình cụ thể và bổ sung phù hợp. Bên cạnh đó, nếu thói quen cắn móng tay của trẻ trở nên tiêu cực hơn, gia đình hãy trao đổi bác sĩ tâm lý để cải thiện tình trạng này trước khi nó dẫn đến những hậu quả khác như: nhiễm khuẩn, sưng viêm, các vấn đề về tâm lý,….
Phòng tránh trẻ hay cắn móng tay
Cắt ngắn móng tay
Đây là một trong những cách đơn giản nhất để ngăn chặn thói quen cắn móng tay. Hơn nữa, việc làm này cũng giúp vệ sinh móng tay, loại bỏ vi khuẩn gây hại.
Áp dụng chế độ ăn lành mạnh
Chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp trẻ khoẻ mạnh cũng như móng tay hồi phục nhanh chóng. Nguyên nhân chính khiến trẻ cắn móng tay là tình trạng thiếu canxi và magie. Vì vậy, mẹ hãy thêm các thực phẩm như: Sữa, rau chân vịt và các loại rau có màu xanh đậm vào chế độ ăn của trẻ.
Trẻ hay cắn móng tay nên ăn gì?
- Thực phẩm giàu Canxi: Sữa, phô mai, sữa chua, cá mòi, các loại hạt, các loại đậu,…
- Thực phẩm giàu Magie: Chocolate đen, bơ, các loại hạt, đậu phụ, ngũ cốc,v.v…
- Thực phẩm giàu Sắt: thịt các loại như bò, lợn, gà, vịt, cá, thủy sản như cua, tôm,…
- Đồng thời cũng cần lưu ý bổ sung rau xanh cho trẻ. Đặc biệt là các loại rau có màu xanh đậm, rau chân vịt,…
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về tình trạng hay cắn móng tay ở trẻ phải làm sao? Cách chăm sóc cho trẻ và những lưu ý phòng tránh.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị xơ gan an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị suy gan cấp an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm da tiếp xúc an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị máu nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm màng não an toàn và hiệu quả
Nguồn: Tham khảo