Trẻ nhỏ bị bầm tím có sao không?
Mạch máu bị vỡ do tổn thương hay suy yếu khiến hồng cầu thoát ra khỏi thành mạch và thoái hóa, gây nên các mảng bầm đen, vàng, xanh mà y học còn gọi là tình trạng xuất huyết trên da. Trẻ nhỏ bị bầm tím là tình trạng rất phổ biến do tính cách hiếu động dễ té ngã ở trẻ. Các vết bầm thường không gây trở ngại cho trẻ và sẽ biến mất sau một tuần. Tuy nhiên, bầm tím có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm.
Hãy đưa trẻ đến bác sĩ nếu nhận thấy những bất thường đi kèm như: bầm tím không rõ nguyên nhân hoặc có tính chu kỳ, bầm tím sau khi va chạm mạnh, bầm tím kèm theo chảy máu nướu răng, mũi, miệng hoặc máu trong nước tiểu, phân và mắt,….
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị bầm tím
- Bầm tím có thể xảy ra khi tập thể dục với cường độ mạnh như: điền kinh, cử tạ,…
- Bầm tím còn do rối loạn chảy máu. Đặc biệt nếu các vết bầm tím kèm theo chảy máu cam thường xuyên hoặc chảy máu nướu răng.
- Do té ngã, va chạm vào cột giường hoặc vật thể gì đó.
- Sử dụng thuốc kháng đông máu cũng dễ có vết bầm hơn.
- Vết bầm ở mặt sau bàn tay và cánh tay do da mỏng và thường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Nếu cơ thể thường xuyên xuất hiện những mảng da bầm tím, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiểu đường
- Thiếu chất dinh dưỡng: Vitamin B12,K,C,P,..
Dấu hiệu trẻ nhỏ bị bầm tím
Các vết bầm tím có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào, phổ biến là tay và chân. Vết bầm mới có thể hơi đỏ, sau đó sẽ chuyển sang màu xanh hoặc màu tím đậm trong vòng một vài giờ và sẽ thành màu vàng hoặc xanh lá cây sau vài ngày khi vết bầm chuyển lành. Khi chạm vào vết bầm có thể cảm thấy đau và giảm dần khi các vết bầm mờ đi.
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị bầm tím
Đa số các vết bầm tím có thể tự lành, dưới đây là một vài mẹo giúp vết bầm nhanh lành bố mẹ có thể tham khảo:
- Chườm lạnh bằng túi nước đá hoặc túi rau đông lạnh ở vùng da bị ảnh hưởng trong 20-30 phút để tăng độ phục hồi và giảm sưng. Không nên chườm đá trực tiếp lên da.
- Dùng khăn ấm chườm lên vết bầm trong 10 phút hoặc lâu hơn sau khoảng 48 giờ bị thương. Thực hiện 2-3 lần một ngày có thể giúp vết bầm nhanh lành hơn.
- Nâng chân lên cao càng nhiều càng tốt trong 24 giờ đầu tiên sau khi bị thương nếu các vết bầm tím chiếm một vùng da lớn ở chân hoặc bàn chân.
- Sử dụng thuốc tan bầm tím theo chỉ định của bác sĩ nếu cần thiết
- Massage vùng bị bầm tím nhẹ nhàng có thể giúp giảm đau và cải thiện lưu thông máu.
Dấu hiệu nguy hiểm khi trẻ bị bầm tím
Hãy đưa trẻ đến khám bác sĩ nếu có những dấu hiệu:
- Bầm tím khi đang dùng aspirin hoặc các thuốc kháng đông máu khác
- Sưng và đau ở vùng bầm tím
- Bầm tím xảy ra sau khi cú va chạm mạnh hoặc té ngã
- Bầm tím xảy ra cùng với gãy xương
- Bầm tím không cải thiện trong vòng hai tuần hoặc không cải thiện hoàn toàn sau ba hoặc bốn tuần
- Bầm tím dưới móng tay và gây đau đớn
- Bầm tím kèm theo chảy máu nướu răng, mũi hoặc miệng
- Bầm tím kèm theo máu trong nước tiểu, phân và mắt
- Bầm tím không rõ nguyên nhân, đặc biệt có tính định kỳ
- Có bất kỳ vết bầm tím thâm đen trên chân
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị bầm tím
- Cung cấp chế độ ăn đảm bảo giá trị dinh dưỡng cho trẻ
- Sữa mẹ sẽ giúp trẻ cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ và kháng thể bảo vệ trẻ.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Chọn thực phẩm tươi. Hạn chế cho trẻ dùng thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp. Đảm bảo ăn chín uống sôi.
- Phòng ngừa và điều trị triệt để các bệnh nhiễm trùng. Đảm bảo đủ chất dinh dưỡng trong thời gian điều trị và phục hồi.
- Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị bầm tím phải làm sao? Trẻ nhỏ bị bầm tím có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị trật khớp hàm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị căng thẳng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thiếu máu huyết tán có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang cắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị gãy chân có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị điện giật có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo