Trẻ nhỏ bị móm có sao không?
Trẻ nhỏ bị móm, còn được biết đến với tên gọi khác là khớp cắn ngược, là tình trạng vị trí răng hàm trên nằm thụt vào trong so với hàm dưới. Theo các chuyên gia, khớp cắn chuẩn là khi hàm trên nằm ngoài hàm dưới, độ che phủ khoảng ⅓. Ở trường hợp này, sự phát triển của xương hàm và khuôn mặt của trẻ có mối liên hệ mật thiết và chịu ảnh hưởng trực tiếp khi lớn lên. Hiện tượng này hoàn toàn có thể khắc phục được bởi sự can thiệp của nha khoa. Tuy nhiên, tùy thuộc vào giai đoạn phát hiện và điều trị, hiệu quả ở từng trẻ sẽ khác nhau. Do đó, hãy đưa con đi kiểm tra sức khỏe định kì nhằm theo dõi tình trạng phát triển của răng.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị móm
Theo các chuyên gia, có hai nguyên nhân chính gây ra tình trạng răng móm ở trẻ nhỏ. Cụ thể là:
[elementor-template id="263870"]
- Do răng: Trường hợp nhẹ
- Do xương: Trường hợp nặng
Dấu hiệu trẻ nhỏ bị móm
Các triệu chứng thường thấy khi trẻ mắc phải chứng khớp cắn ngược:
- Hai hàm không cân đối
- Độ tiếp xúc giữa hai hàm không chuẩn khít
- Vòm hàm dưới quá to so với hàm trên.
- Gương mặt bị gãy ở góc nhìn nghiêng hoặc ngang do trán, mũi, cằm không cân đối
- Mặt bị lệch về trái hoặc phải nếu nhìn thẳng
Biến chứng nguy hiểm
Theo các bác sĩ, tình trạng móm sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến trẻ nhỏ, bao gồm cả về mặt thẩm mỹ lẫn tâm lí của bé. Cụ thể hơn,
- Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ: Do càng lớn, xương phát triển sẽ thể hiện rõ rệt hiện tượng này ở gương mặt của bé
- Vấn đề tâm lí: Hình thành tâm lí mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp,… khiến bé trở nên dè chừng, không muốn tiếp xúc với nhiều người, hạn chế bản thân.
- Khả năng nhai, nghiền nát thức ăn bị suy giảm nghiêm trọng do hai hàm không khít với nhau.
- Giảm sút sức khỏe răng miệng. Đây là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng nặng nề khác (mòn răng, lung lay hoặc rụng răng sớm, viêm tủy)
- Khả năng phát âm: Gây ra các ảnh hưởng trong giao tiếp như nói ngọng, nói lắp, hoặc nói không rõ, tạo ra rào cản khi giao tiếp.
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị móm
Tình trạng móm không được cho là bệnh, ảnh hưởng vĩnh viễn, không thể chữa khỏi bằng thuốc hay bất kì liệu pháp nhân gian nào. Trong trường hợp này, theo lời khuyên từ các bác sĩ, biện pháp duy nhất và đạt hiệu quả cao chính là chỉnh nha, hay còn gọi là niềng răng. Tùy thuộc vào từng trẻ sẽ biểu hiện nặng, nhẹ, rõ rệt khác nhau. Tuy nhiên, việc chẩn đoán nên được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao.
Để xác định rõ nguyên nhân, trẻ cần được chụp X-quang. Dựa trên hình ảnh, bác sĩ có thể chẩn đoán được xu hướng thay răng, mọc răng,.. Và đưa ra phác đồ phù hợp riêng với từng bé. Tuy nhiên, độ tuổi được khuyến khích và dễ đạt hiệu quả cao là khoảng 7 – 12 tuổi. Vì vậy, bố mẹ cần quan sát quá trình mọc răng của con từ sớm để kịp thời chữa trị.
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị móm
Dưới đây là những gợi ý về phương pháp giảm nguy cơ gây móm ở trẻ nhỏ:
- Ngăn chặn, hạn chế các thói quen xấu (mút tay, nghiến răng, trượt hàm, đẩy lưỡi,..)
- Đưa con đi khám sức khỏe răng miệng định kì
- Theo dõi lịch mọc răng và quá trình mọc răng của con
- Hạn chế dùng núm vú giả, cho bé bú bình sớm
- Quan sát hoạt động cơ nhai của trẻ.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị móm phải làm sao? Trẻ nhỏ bị móm có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị trật khớp hàm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị căng thẳng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thiếu máu huyết tán có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang cắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị gãy chân có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị điện giật có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo