Trẻ nhỏ bị u gan có sao không?
Trẻ nhỏ bị u gan có hai trường hợp u gan lành tính và u gan ác tính. U gan lành tính bao gồm u máu, u tuyến tế bào gan, u giang mai và u nang gan. Hầu hết các trường hợp u gan lành tính đều tiến triển khá chậm và gần như không gây biến chứng, tuy nhiên vẫn cần lưu ý theo dõi. U gan ác tính, hay còn gọi là ung thư gan nguyên phát. Ung thư gan hay tất cả các loại ung thư nói chung vẫn là căn bệnh khó chữa khỏi. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân bệnh u gan
U gan ác tính: Nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm virus viêm gan B, C và có thói quen uống rượu, dẫn tới xơ gan và cuối cùng là ung thư gan (tỷ lệ 80%). Ngoài ra, còn có trường hợp do bẩm sinh, là dạng ung thư gan phát triển chậm.
U gan lành tính: Các khối u xuất hiện ngẫu nhiên ở bất cứ đâu và có thể xảy ra với bất kỳ ai. U gan lành tính thường được phát hiện một cách tình cờ trong những lần đi thăm khám.
Dấu hiệu trẻ nhỏ bị u gan
Những dấu hiệu của u gan như: Chán ăn, mệt mỏi, sụt cân, đau bụng bất thường, cảm giác căng tức, nặng ở vùng hạ sườn. Nếu nhận thấy những dấu hiệu này cần sớm đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ.
Cách điều trị khi trẻ nhỏ bị u gan
U gan ác tính
Đối với u gan ác tính, phẫu thuật cắt đi một phần gan vẫn là phương pháp điều trị chủ yếu nhằm mục tiêu kéo dài sự sống. Tuy nhiên, phẫu thuật ung thư gan chỉ được áp dụng khi khối u gan nhỏ hơn 5cm và chỉ có một vị trí tổn thương duy nhất. Trong trường hợp không thể tiến hành phẫu thuật, tùy trường hợp bệnh cụ thể, bác sĩ có thể cân nhắc chọn lựa một trong những phương pháp điều trị phù hợp khác.
U gan lành tính
Khối u gan lành tính thường không cần điều trị đặc biệt hoặc bác sĩ sẽ kê thuốc làm giảm đau hay ngăn chặn sự phát triển của khối u. Hoặc có thể dùng phẫu thuật cắt bỏ nếu được cho phép từ bác sĩ nhằm tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, cơ quan quan trọng như thần kinh, mạch máu. U gan lành tính chủ yếu nhờ vào áp dụng chế độ ăn uống hợp lý để bệnh thuyên giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, trẻ vẫn cần được theo dõi thường xuyên để can thiệp kịp thời khi có biến chứng vỡ nang, xuất huyết trong khối u,…
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị u gan
- Thăm khám định kỳ sáu tháng một lần hoặc khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường để có thể tầm soát kịp thời khối u.
- Cho trẻ tiêm vaccine phòng bệnh.
- Xây dựng chế độ ăn hợp lý trong sinh hoạt hàng ngày. Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều muối, dầu mỡ, đường, thực phẩm giàu protein,v.v…
- Duy trì thái độ sống lành mạnh, chế độ nghỉ ngơi hợp lý
- Giúp trẻ cân bằng cảm xúc, luôn giữ tinh thần lạc quan
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị u gan phải làm sao? Trẻ nhỏ bị u gan có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị trật khớp hàm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị căng thẳng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thiếu máu huyết tán có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang cắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị gãy chân có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị điện giật có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo