Kẽm là gì?
Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng, là thành phần không thể thiếu trong cơ thể. Kẽm được đưa vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hóa và được hấp thu ở ruột non. Ngày càng có nhiều bằng chứng khẳng định tầm quan trọng của kẽm trong hầu hết các cơ quan chức năng của cơ thể. Việc thiếu kẽm trở thành một nguy cơ sức khỏe cộng đồng cần tích cực phòng tránh. Vậy vai trò của kẽm đối với trẻ là gì?
Vai trò của Kẽm đối với trẻ
Kẽm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng
Kẽm giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm và phân chia tế bào. Kẽm giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác. Nếu cơ thể thiếu kẽm thì sự phân chia tế bào khó xảy ra làm chậm phát triển chiều cao ở trẻ, rối loạn phát triển xương, dậy thì chậm và giảm chức năng sinh dục. Ngoài ra thiếu kẽm cũng gây ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của các tế bào vị giác gây biếng ăn ở trẻ.
Kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể
Kẽm giúp hỗ trợ và duy trì hoạt động của hệ thống miễn dịch. Kẽm kích thích sự phát triển và biệt hóa các tế bào miễn dịch lympho B và lympho T. Tạo nên một hệ phòng thủ để cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, giúp cho trẻ có sức chống đỡ bệnh tật tốt.
Các vai trò khác của kẽm đối với trẻ
Kẽm giúp dẫn truyền thần kinh hoạt động tốt hơn vì vậy kẽm rất cần thiết cho sức khỏe não bộ. Kẽm giúp sản xuất collagen mang lại làn da mịn màng, điều chỉnh lượng dầu trên da và giảm nhiễm khuẩn gây ra mụn. Thiếu kẽm còn khiến trẻ em dễ nổi cáu do kẽm có nhiệm vụ vận chuyển canxi – một trong những chất quan trọng giúp ổn định thần kinh vào não.
Trẻ cần bổ sung bao nhiêu Kẽm mỗi ngày
Nhu cầu mỗi ngày về lượng kẽm của trẻ em ở từng thời kỳ là không giống nhau, tham khảo:
- Trẻ từ 7 tháng đến 3 tuổi: 5mg kẽm nguyên tố/ngày
- Trẻ từ 4-13 tuổi: 10mg kẽm nguyên tố/ngày
- Người lớn: 15mg kẽm nguyên tố/ngày.
Bổ sung Kẽm đúng cách cho trẻ
Phòng ngừa thiếu kẽm cho trẻ cần được thực hiện để tránh tình trạng thiếu kẽm ảnh hưởng đến sức khỏe, cụ thể:
- Khuyến khích chế độ ăn đa dạng thực phẩm trong bữa ăn của trẻ, sử dụng thực phẩm giàu kẽm: thịt đỏ, hàu, cua, sò, cây họ đậu, các loại hạt, sữa, trứng,…
- Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Nếu được tiếp tục cho trẻ bú đến 24 tháng.
- Tăng khả năng hấp thụ kẽm nhờ tăng cường thực phẩm có nhiều vitamin C như rau xanh, hoa quả. Tăng cường hàm lượng vitamin C giúp giảm axit phytic trong thực phẩm do vậy làm tăng hấp thu kẽm và sắt.
Kết luận vai trò của Kẽm đối với trẻ
Kẽm là loại khoáng chất vi lượng không thể thiếu cho sự phát triển của trẻ. Kẽm đóng vai trò tổng hợp protein bằng cơ chế tạo enzyme, bổ sung kẽm là cách thúc đẩy sự phát triển của xương, cơ bắp và trí não của trẻ nhỏ.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về vai trò của kẽm đối với sức khỏe cũng như cách bổ sung an toàn cho trẻ.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Vai trò của cá đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của yến sào đối vơi sự phát triển toàn diện của trẻ
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm da tiếp xúc an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị máu nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả
- Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị viêm màng não an toàn và hiệu quả
Nguồn: Tham khảo